Bộ Công Thương cảnh báo ‘vay tiền không thế chấp’ nhưng tiền lãi ‘cắt cổ’

Bộ Công Thương cảnh báo chi phí của hình thức cho vay trực tuyến khá cao so với các tổ chức tín dụng khác nhưng lại tiềm ẩn rủi ro tính thêm hàng chục chi phí “cắt cổ” khác.

Mới đây, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã lên tiếng cảnh báo về mô hình cho vay trực tuyến với nhiều biến tướng, tiềm ẩn rủi ro cho người chấp nhận vay.

Theo cơ quan này, hiện bên cạnh các ngân hàng, công ty tài chính, hình thức cho vay trực tuyến đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng gần đây với các tên gọi hấp dẫn như: “vay tiền nhanh online”, “vay tiền không thế chấp”, “vay tiền không cần gặp mặt”.

bo cong thuong canh bao vay tien khong the chap nhung tien lai cat co
Bộ Công Thương cảnh báo chi phí của hình thức cho vay trực tuyến khá cao so với các tổ chức tín dụng khác. (Ảnh: Minh Tuệ).

Các mô hình này thường được giới thiệu là công ty hỗ trợ, tư vấn và kết nối giữa người đi vay và người cho vay. Tùy từng mô hình mà có thể xác định hoặc không xác định cụ thể là một đối tác hợp tác với công ty tư vấn.

Đơn vị thuộc Bộ Công Thương cũng cho biết thêm, trong quý III năm nay, hàng loạt các mô hình cho vay trực tuyến tại Trung Quốc đã sụp đổ, kéo theo ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống, tính mạng người dân nước này và cả nền kinh tế châu Á.

Căn cứ bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và thực tế thời gian qua, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng khẳng định một số thông tin mà người đi vay cung cấp có thể bị sử dụng không đúng mục đích do các giao dịch đều được thực hiện qua nền tảng trực tuyến.

“Trước khi cung cấp các thông tin liên quan, người tiêu dùng cần tìm và nghiên cứu chính sách thu thập thông tin của công ty để hiểu rõ phạm vi và mục đích sử dụng, tránh trường hợp cung cấp thông tin thiếu kiểm soát, dễ gây ảnh hưởng tới quyền lợi của bản thân, gia đình và bạn bè”, Cục Cạnh tranh cho biết.

Ngoài ra, Cục này cũng cảnh báo trước khi vay, người tiêu dùng cần chủ động tìm hiểu về người cho vay, nghiên cứu thủ tục giải ngân, lãi suất để tránh các thiệt hại và rắc rối sau này.

Nguyên nhân là trong một số mô hình cho vay trực tuyến, các công ty tư vấn sẽ hợp tác với dịch vụ cầm đồ. Vì vậy, người tiêu dùng sẽ phải thực hiện thêm một số thủ tục, ví dụ, ký hợp đồng cầm đồ với đơn vị liên quan để thực hiện giải ngân.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 468 của Luật Dân sự 2015, các giao dịch cho vay trực tuyến liên quan hoạt động kinh doanh cầm đồ sẽ theo thỏa thuận và không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

Tuy nhiên, theo Cục Cạnh tranh, một số nơi sẽ tính thêm các chi phí “cắt cổ” khác như phí tư vấn, phí quản lý khoản vay… Vì vậy, người tiêu dùng nên tìm hiểu xem tổng cộng phải trả cụ thể bao nhiêu tiền, trong đó, bao gồm những khoản tiền gì, cách thức tính ra sao, cách thức thanh toán, thanh toán cho ai và thời hạn thanh toán thế nào.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng phải lưu ý đến hợp đồng vay, chỉ xác nhận đồng ý ký hợp đồng sau khi đã được tìm hiểu và nhìn rõ các nội dung thể hiện trên hợp đồng, tránh trường hợp thông tin bị thay đổi giữa nội dung tư vấn và trên hợp đồng đã ký.

“Chi phí vay trực tuyến khá cao so với mặt bằng cho vay tại các đơn vị tổ chức tín dụng. Vì vậy, mặc dù là vay các khoản có giá trị nhỏ nhưng người tiêu dùng nên có tính toán cụ thể, chắc chắn để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng phát sinh các chi phí cao và không cần thiết”, Cục Cạnh tranh cảnh báo.

bo cong thuong canh bao vay tien khong the chap nhung tien lai cat co Vì sao cho vay trực tuyến lãi suất 720% vẫn có đất sống?

Một công ty cho vay ngang hàng (P2P) mới thành lập cuối năm trước, nhưng hiện mỗi ngày có tới 2.000 đơn xin vay.

bo cong thuong canh bao vay tien khong the chap nhung tien lai cat co Bùng phát cho vay tiền trực tuyến lãi suất 720% mỗi năm

Hàng loạt website tại Việt Nam đang rầm rộ cho vay trực tuyến nhanh, "lãi suất" có nơi lên đến 720% một năm.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.