Bộ GD&ĐT bắt đầu thanh tra những bất ổn của trường ĐH Luật TP HCM

Sau nhiều ồn ào xung quanh đơn từ chức của hai Phó Giáo sư và một bức tâm thư của tập thể cán bộ giảng viên trường ĐH Luật TP HCM, đoàn Thanh tra của bộ GD&ĐT đã tiến hành làm việc trực tiếp với đơn vị này.

Sau nhiều ồn ào xung quanh đơn từ chức của hai Phó Giáo sư và một bức tâm thư của tập thể cán bộ giảng viên trường ĐH Luật TP HCM, đoàn Thanh tra của bộ GD&ĐT đã tiến hành làm việc trực tiếp với đơn vị này.

Sáng ngày 6/6, xác nhận với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Đức Cường, Phó Chánh thanh tra bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT)  cho biết, đoàn công tác đã đến làm việc tại ĐH Luật TP HCM từ chiều qua (5/6).

“Đoàn công tác làm việc theo chỉ đạo của Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. Trước đó, Bộ trưởng xác nhận đã nhận được tâm thư của một số cán bộ, giảng viên trường ĐH Luật TP HCM”, ông Nguyễn Đức Cường xác nhận.

Trong tâm thư, các cán bộ, giảng viên cho biết, từ nhiều năm qua, nhà trường có những tin đồn và dấu hiệu nhiều việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng chưa được làm rõ. Trong đó có hoạt động thu chi tài chính đối với học phí, các khoản phí sinh viên,...

Ngoài bức tâm thư trên, vị Trưởng bộ môn Luật Thương mại cũng gửi đơn đến Bộ trưởng và Chánh Thanh tra bộ GD&ĐT đề nghị xác minh dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến các kỳ thi tốt nghiệp của sinh viên nhà trường.

Bộ GD&ĐT bắt đầu thanh tra những bất ổn của trường ĐH Luật TP HCM - Ảnh 1.

Các sai phạm và bất ổn tại ĐH Luật TP HCM đang được đoàn công tác của bộ GD&ĐT làm rõ.

Được biết, các sai phạm về tài chính của ĐH Luật TP HCM đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra tại thông báo số 556/TB-KTNN ngày 24/8/2018, trong đó, nổi cộm nhất là hoạt động thu, chi sự nghiệp và dịch vụ.

Đối với thu học phí, đại học Luật TP HCM đã thu vượt định mức quy định 6.870 triệu đồng, chưa thực hiện đúng quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP và Quyết định số 521/QG-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/4/2017 (năm học 2016-2017: 5.311,3 triệu đồng; năm học 2017-2018: 1.558,7 triệu đồng).

Ngoài thu vượt định mức học phí, đơn vị còn thu vượt học phí học lại, đồng thời chưa công khai mức thu trên trang mạng của trường (số tiền 205,9 triệu đồng). Lệ phí tuyển sinh cũng thu không đúng theo quy định.

Về trích quỹ học bổng, trường chưa thực hiện trích lập quỹ học bổng khuyến khích học sinh sinh viên từ nguồn học phí, lệ phí để chi trả theo quy định. Đồng thời, tổng số nợ đọng học phí năm 2017 (học kỳ 1 năm học 2017-2018) là 2.099,4 triệu đồng của 242 học viên.

Về liên kết đào tạo với các cơ sở trong nước, trường thực hiện liên kết đào tạo với một số cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện thực hiện liên kết. Mặt khác, 14 cơ sở liên kết đào tạo, trong đó chỉ có 2 đơn vị có công văn trả lời đồng ý của bộ GD&ĐT, 1 đơn vị có tờ trình gửi bộ GD&ĐT nhưng không được phản hồi. Còn lại 11 đơn vị chưa cung cấp được quyết định cho phép liên kết đào tạo của bộ GD&ĐT.

Trước đó, ồn ào của ĐH Luật TP HCM được dư luận chú ý kể từ khi 2 Phó Giáo sư kiêm Phó Trưởng khoa là PGS.TS Phan Nhật Thanh và PGS.TS Nguyễn Thị Thủy nộp đơn từ chức. Lãnh đạo nhà trường, PGS.TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu Trưởng phụ trách thừa nhận “nội bộ nhà trường đang bất ổn và mất đoàn kết”. Thậm chí, ông Hải còn bị nhiều cán bộ, nhân viên gửi đơn tố cáo đến bộ GD&ĐT.

Hiện nay, đoàn công tác của bộ GD&ĐT đang tìm hiểu, thanh tra những vấn đề xảy ra tại trường ĐH Luật TP HCM và liên tục báo cáo cấp trên để tìm hướng giải quyết.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.