Bộ GD&ĐT kiến nghị lùi thời gian thực hiện chương trình GDPT mới sang năm 2019

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới cho biết như vậy trước thông tin, Bộ GD&ĐT đã đề xuất lùi thời gian thực hiện chương trình mới thêm 1 năm. 
Bộ GD&ĐT sẽ không công bố đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2018
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT dự Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2017
Bộ GD&ĐT yêu cầu xử nghiêm vụ cô giáo bị phụ huynh đánh tại trường

Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nếu đề xuất của Bộ GD&ĐT được đồng ý, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội vì việc lùi thời điểm hay thực hiện theo tiến độ đã được xác định tại Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.

bo gddt kien nghi lui thoi gian thuc hien chuong trinh gdpt moi sang nam 2019
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể. Ảnh: Đình Tuệ.

Kiến nghị về việc lùi thời gian áp dụng chương trình GDPT mới cũng là ý kiến chung của nhiều tổ chức, cá nhân kể từ khi đưa dự thảo chương trình lên mạng để lấy ý kiến nhân dân đến nay. Lý do mà nhiều ý kiến xin lùi thời gian thực hiện chương trình GDPT mới là để có thời gian chuẩn bị cho chắc hơn về giáo viên cũng như cơ sở vật chất.

Ngoài ra, việc lùi này là để có thêm thời gian tiếp tục lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và thực nghiệm các chương trình cho chu đáo hơn. Đồng thời cũng là để có thêm thời gian cho nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau tham gia viết SGK.

Nếu Quốc hội đồng ý lùi thực hiện chương trình GDPT mới theo đề nghị của Bộ GD&ĐT, sẽ giãn tiến độ trong lộ trình thực hiện chương trình mới.

Cụ thể là:

Năm đầu tiên, tức năm học 2019 - 2020 sẽ chỉ thực hiện ở lớp 1.

Năm học 2020 – 2021 sẽ thực hiện ở lớp 2 và lớp 6.

Ở các năm học sau nữa, sẽ tiến hành đồng thời ở cả các lớp 3 – lớp 7 – lớp 10; lớp 4 – lớp 8 – lớp 11; lớp 5 – lớp 9 – lớp 12.

bo gddt kien nghi lui thoi gian thuc hien chuong trinh gdpt moi sang nam 2019
Các em học sinh lớp 1 bước vào năm học mới 2017 - 2018. Ảnh: Đình Tuệ.

Chia sẻ về điều này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng lộ trình này logic hơn lộ trình đã đề xuất trước đây . Trước đây dự tính là ngay năm đầu tiên sẽ triển khai CT, SGK mới ở tất cả các lớp đầu cấp bao gồm lớp 1 – lớp 6 – lớp 10, nhưng đến năm cuối cùng lại chỉ còn mỗi lớp 5.

Lộ trình mới không đòi hỏi cùng một lúc phải căng sức ra giải quyết các vấn đề của cả 3 cấp. Các địa phương sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị giáo viên và cơ sở vật chất cho các cấp THCS, THPT. Ở các cấp này, kiến thức có phần phức tạp hơn. Ở THCS, cần tập huấn dạy các môn học tích hợp. Ở THPT, cần tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên và chuẩn bị điều kiện khác để đáp wungs yêu cầu lựa chọn môn học định hướng nghề nghiệp của học sinh. Trang thiết bị ở các cấp học này cũng đòi hỏi nhiều hơn ở cấp tiểu học.

Bên cạnh đó, GS Thuyết cho rằng, tuy lùi thời gian thực hiện chương trình mới là để các địa phương có thêm thời gian tuyển mới, tập huấn giáo viên, cải thiện cơ sở vật chất nhưng “không có nghĩa là phải đợi đến lúc cơ sở vật chất thật đầy đủ, hiện đại mới triển khai chương trình mới. Chương trình mới này chỉ đặt ra những yêu cầu tối thiểu thôi. Ví dụ, phòng học phải đảm bảo có đủ để thực hiện quy định của Bộ GD&ĐT về sĩ số mỗi lớp. Ở tiểu học chỉ tối đa 35 học sinh/lớp. THCS, THPT tối đa là 45 học sinh/lớp. Ở tiểu học, các lớp phải học được ít nhất 6 buổi/tuần. Nếu học 5 buổi/tuần thì các em sẽ ít được thực hành hơn.

Còn trang thiết bị thì về cơ bản cũng không có gì thay đổi quá lớn. Chúng ta có thể sử dụng các trang thiết bị ảo để đỡ tiền mua sắm trang thiết bị thật. Dùng trang thiết bị ảo để làm các thí nghiệm trên mạng, nhất là những thí nghiệm mà nó có thể có những rủi ro nhất định về hóa học.

Nói chung, chương trình GDPT mới này cũng đã tính toán tới điều kiện để thực hiện của Việt Nam rồi”, GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.

Được biết, cuối tháng 2/2017, dự thảo chương trình đã được Hội đồng thẩm định xem xét, thông qua với khuyến nghị sửa chữa, bổ sung một số chi tiết. Ngay sau đó, Bộ GD&ĐT đã ra quyết định thành lập Ban phát triển các chương trình môn học và hoạt động giáo dục. Ban này đã bắt tay vào khởi thảo các chương trình và cho tới nay đã hoàn thành dự thảo lần thứ nhất.

Song song với đó, ban cũng tổ chức hội thảo để lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước về 18 chương trình môn học và hoạt động giáo dục, trên cơ sở đó chỉnh lý, hoàn thành dự thảo lần thứ hai. Dự thảo lần này sẽ tiếp tục xin ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên để hoàn thiện trước khi trình Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT.

bo gddt kien nghi lui thoi gian thuc hien chuong trinh gdpt moi sang nam 2019 Bộ sách 'Hoạt động trải nghiệm' đầu tiên theo chương trình mới có gì?

Bộ sách đầu tiên trong Chương trình GDPT tổng thể của Bộ Giáo dục đã được xuất bản với đối tượng dành cho học sinh ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.