Bỏ lương 80.000 USD, bỏ công ty riêng chấp nhận nợ tiền tỉ để học làm phi công

Có người đang làm giám đốc công ty của riêng mình, người có công việc ổn định tại nước ngoài với mức lương lên đến 5 con số, nhưng niềm đam mê phiêu lưu và ước mơ được “bay” thôi thúc họ đăng kí trở thành phi công “made in Vietnam”.
DSC01701 (1)

Công ty Cổ phần Hàng không Vinpearl Air của Tập đoàn Vingoup chỉ mới được thành lập vào nửa đầu năm 2019 nhưng sức hút của "tân binh" này không hề nhỏ. Để chuẩn bị cho các chuyến bay đầu tiên theo dự kiến vào giữa năm 2020, Vinpearl Air đã thông báo tuyển học viên phi công cho Trường Đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành hàng không VinAviation. (Ảnh: Thảo Phương)

Hình 2

Với chủ đề "Chạm ước mơ bay", buổi tư vấn của Vinpearl Air tại TP HCM đã thu hút gần 1.000 ứng viên và gia đình đến nghe tư vấn. Đây là động thái để hãng hàng không của tỉ phú Phạm Nhật Vượng thực hiện tham vọng cung cấp các lớp phi công "made in Vietnam", đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành hàng không sắp tới. (Ảnh: Thảo Phương).

DSC01701 (1)

Tổng Giám đốc Vinpearl Air Phan Xuân Đức lưu ý: "Phi công chỉ là nghề hiếm hiện nay chứ không sang chảnh như nhiều người nghĩ". Ở một người phi công, sức khỏe cao và tinh thần cầu tiến luôn là điều kiện theo suốt sự nghiệp. (Ảnh: Thảo Phương).

Hình 3

"Nghề phi công, theo mình khá ổn định, có cơ hội phát triển trong tương lai nên mình muốn tìm hiểu thêm chứ chưa xác định rõ ràng, vì còn lo ngại về vấn đề học phí. Khi đến đây thì mình mới biết có chính sách hỗ trợ vay vốn cho học viên", Phạm Khắc Việt (quận 7, TP HCM) chia sẻ. (Ảnh: Thảo Phương).

20191002_113506

Đến với buổi tư vấn tuyển sinh, các học viên đều có những lo ngại và trăn trở riêng. Phần đông là những vấn đề tài chính, tiếng Anh, các bài thi sát hạch và cơ hội việc làm sau khi học. Ông Xuân Đức cho biết: "Rào cản lớn nhất của phi công Việt Nam là ngoại ngữ. Đây là điểm mấu chốt các học viên phải bước qua". (Ảnh: Tất Đạt).

Hình 5

Đi cùng mẹ đến buổi tư vấn, Trần Quốc Tuấn (quận Bình Tân, TP HCM) tự tin với những yêu cầu mà Vinpearl Air đưa ra. Tuấn cho biết: "Mình đang học về vận tải hàng không ở trường Quốc tế Kent, nên tiếng Anh không đáng lo ngại. Điều kiện sức khỏe và tài chính của mình cũng đảm bảo". Tuy nhiên, chàng trai đang lo lắng về bài thi ADAPT - kiểm tra về tố chất và năng khiếu bay của ứng viên và vòng phỏng vấn trực tiếp. (Ảnh: Thảo Phương).

20191002_092923

Chia sẻ tại buổi tư vấn, ông Xuân Đức cho biết sau đợt tuyển đầu tiên, ông nhận thấy bài thi ADAPT là phần khó nhất và có nhiều học viên trượt nhất. Ông giải thích, nghề phi công có đặc thù riêng, nếu không có tố chất, năng khiếu và sự thích ứng cần có thì khó thể làm nghề. (Ảnh: Tất Đạt).

20191002_090848

Đồng hành cùng con trong buổi tư vấn, ông Nguyễn Viết Thuận (quận 6, TP HCM) chia sẻ phi công là việc mà cả vợ chồng và người con đều thích. Ông cho rằng các ứng viên phải tích cực rèn luyện thế chất, vì: "Phi công yêu cầu cao về sức khỏe. Nếu có trình độ mà sức khỏe không tốt thì khó ai dám cho bạn cầm lái trước mấy trăm mạng người". (Ảnh: Thảo Phương)

DSC01695 (1)

Về lí do cho con mình dự tuyển vào Vinpearl Air, ông Thuận tin đây là cơ hội việc làm tốt. "Tương lai của con mình phần nào ổn định, cuộc sống đầy đủ hơn nếu trúng tuyển thành một phi công. Đây là điều người làm cha, mẹ nào cũng mong mỏi", ông cho biết. (Ảnh: Thảo Phương).

Hình 3

Bên cạnh đó, nhiều học viên khác cũng có những trăn trở riêng. "Hiện tại mình khá lo lắng về tiếng Anh. Mình đang học tiếng Anh tại trường Đại học RMIT nhưng Vinpearl Air không nhận bằng tiếng Anh của trường, nghĩa là mình sẽ phải thi lại IELTS", Viết Hùng nói. Dù học tại một trong những cơ sở có phí đào tạo cao hàng đầu Việt Nam nhưng Hùng vẫn lo ngại về mức học phí 120.000 USD sắp tới. Vì thế, anh định hướng sẽ vay vốn ngân hàng theo hỗ trợ nếu trúng tuyển.

Hình 8

Ngoài các bạn trẻ có định hướng tương lai trong nghề phi công, buổi tư vấn còn thu hút không ít những học viên "quá lứa". Đang làm giám đốc tại công ty của riêng mình nhưng thích sự phiêu lưu và cảm giác được "bay", anh Nguyễn Kiến Trúc (Bình Thạnh, TP HCM) quyết định tìm cơ hội học phi công. Anh bộc bạch: "Tôi thích sự mới mẻ nên muốn thử sức mình ở một lĩnh vực mới là hàng không". (Ảnh: Vinpearl Air).

Hình 7

Nói về những lo ngại khi bước vào môi trường đào tạo, anh Kiến Trúc chia sẻ: "Tôi mới lập gia đình và cũng đã 'có tuổi' so với những học viên khác nên việc xa nhà để tập trung vào quá trình học là điều tôi đang trăn trở. Những vấn đề khác như sức khỏe, tiếng Anh hay tài chính không làm tôi lo lắng nhiều vì tôi có đam mê với võ thuật, và cũng từng trải nghiệm môi trường học thạc sĩ ở nước ngoài". (Ảnh: Thảo Phương).

DSC01785

Là phụ huynh của một học viên trúng tuyển đợt 1 của VinAviation, ông Trần Văn Bình cho biết mình luôn đồng hành cùng con trong những ngày đầu xét tuyển. Ông chia sẻ người con của mình đã có một bằng thạc sĩ tại Úc và đang làm việc với mức lương cơ bản 80.000 USD/năm. Tuy nhiên, trở thành phi công mới là ước mơ thật sự của anh. Biết được tại Việt Nam đang tuyển sinh đào tạo phi công, con của ông hỏi ý kiến gia đình về quyết định thôi việc bên Úc về học. Ông là người khuyên con trai nên thực hiện ước mơ. "Con mình không tiếc thì sao mình phải tiếc. Phụ huynh cần phải đồng hành cùng con trong quá trình thực hiện ước mơ", ông nói. (Ảnh: Thảo Phương).