Bệnh nhân đến viện khám trong tình trạng ho kéo dài điều trị kháng sinh không đỡ, kèm theo khó thở, sút cân... Kết quả thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân có khối u ở phổi phải.
Nguyên nhân do nam sinh này thường xuyên phải hít khói thuốc lá thụ động từ bố. Tuy nhiên, lúc này, tình hình bệnh của cậu bé đã ở giai đoạn muộn. Sau hai năm tích cực điều trị, cậu bé không qua khỏi và qua đời ở độ tuổi 17.
(Ảnh: Wiki) |
Trong buổi hội nghị hội thảo ung thư Việt - Pháp lần thứ hai diễn ra chiều 7/11, PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho biết ung thư phổi thường đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư nam giới. Nhưng năm 2018, ung thư phổi xếp hàng thứ 2 sau ung thư gan do số ca mắc ung thư gan gia tăng.
Hiện nay, bệnh ung thư phổi đang có dấu hiệu trẻ hoá. Nhiều ca bệnh có tuổi đời dưới 30 tuổi. Bên cạnh đó, nguyên nhân tỉ lệ tử vong cao do có tới hơn 2/3 số bệnh nhân ung thư phổi đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn 3-4, lúc này bác sĩ không thể can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân chỉ còn dùng hoá chất, xạ trị, điều trị miễn dịch.
Giới chuyên môn cũng cho biết thuốc lá không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi. Thống kê cho thấy khoảng 80-90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá. Một người hút một gói thuốc lá mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 20 lần người không hút thuốc. Nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động cũng được ghi nhận tăng 30% ở nhóm người sống trong nhà có người hút thuốc.
(Ảnh: Everydayhealth) |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tỉ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới. Cùng đó, tỉ lệ hút thuốc lá thụ động ước tính khoảng 67% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49% phơi nhiễm tại nơi làm việc.
PGS Quảng khẳng định, gần như tất cả các trường hợp mắc ung thư phổi đều liên quan đến hút thuốc lá. Với trẻ em, phụ nữ tuy không hút thuốc trực tiếp, nhưng lại chịu tác động của khói thuốc thụ động từ những người trong gia đình hoặc môi trường xung quanh.
(Ảnh: Smithsonian Magazine) |
Do đó bác sĩ khuyến cáo, ở lứa tuổi ngoài 50, cần tầm soát ung thư phổi 6 tháng - 1 năm/lần. Đặc biệt với người hay hút thuốc lá, thuốc lào nhiều nên đi tầm soát sớm hơn.
Để dự phòng ung thư phổi, cách hiệu quả nhất là không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc. Các nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút.
XEM THÊM
Người đàn ông bị nhức vai, đi khám sốc vì ung thư phổi giai đoạn cuối
Người đàn ông bị đau vai, khi đi khám được chuẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Tại sao lại như vậy? |
Thuốc lá điện tử khiến vết thương khó lành
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Journal of JAMA Facial Plastic Surgery, luồng hơi từ thuốc lá điện tử ảnh ... |
Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể bị ung thư
Ung thư là bệnh đáng sợ nhưng thực tế là càng phát hiện sớm, cơ may duy trì cuộc sống bình thường của bạn càng ... |
'Ung thư là điều may mắn nhất tôi có được trong cuộc đời'
Thủy không cho rằng mắc căn bệnh ung thư là bất hạnh, đau khổ. Cô gọi đó là một điều may mắn quý giá mà ... |