Bộ Nông nghiệp siết buôn bán lợn cảnh mini, nghi ngờ nguồn lây lan dịch tả châu Phi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, xử lí và kiểm soát chặt các trường hợp buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép lợn cảnh mini không rõ nguồn gốc.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền cơ sở tập trung tổ chức tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung của Chỉ thị số 04 ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ. 

Đồng thời chỉ đạo tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển trái phép lợn cảnh mini qua biên giới; kịp thời phát hiện, xử lí nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép lợn cảnh mini không rõ nguồn gốc, lợn cảnh nhập lậu. 

Bộ Nông nghiệp siết buôn bán lợn cảnh mini, nghi ngờ nguồn lây lan dịch tả châu Phi - Ảnh 1.

Lợn cảnh mini đang được rao bán rầm rộ trong thời gian gần đây. (Ảnh: VnExpress).

Công văn nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong thời gian qua một số cơ quan truyền thông phản ánh hiện tượng gia tăng buôn bán, vận chuyển lợn cảnh mini, nhiều khả năng lợn cảnh này đã được nhập lậu qua biên giới từ các nước láng giềng vào Việt Nam, để tiêu thụ. 

Tại Việt Nam đang rộ lên thú nuôi lợn cảnh mini. Theo tìm hiểu, hoạt động mua bán heo cảnh mini làm thú cưng diễn ra khá nhiều, có giá bán dao động từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng một con tùy nguốn gốc và giống. 

Các đầu mối bán lợn cảnh mini cho hay, loại heo cảnh mini được nhiều người săn lùng là giống heo hương, có kích cỡ nhỏ, tai nhỏ, vểnh, bụng phệ, lưng cong, má phính, đầu tròn, mõm, chân, cổ và cái đuôi ngắn, dày lông. 

Vì nuôi làm cảnh nên chúng thường ăn cám viên hoặc ngũ cốc, sữa không hôi như những loại lợn khác. Văn bản do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, kí nêu rõ: Trong thời gian vừa qua, có hiện tượng gia tăng buôn bán, vận chuyển lợn cảnh mini. 

Nhiều khả năng lợn cảnh này đã được nhập lậu qua biên giới từ các nước láng giềng vào Việt Nam để tiêu thụ, trong đó bao gồm cả Trung Quốc - nơi đã phát hiện tổng cộng 113 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, đồng thời, đã buộc phải tiêu hủy trên 1,1 triệu con lợn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao, đặc biệt, bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút bệnh ở mọi loại lợn (lợn nuôi, kể cả lợn cảnh và lợn rừng), lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Tại Việt Nam, tính đến ngày 16/3/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 253 xã, 57 huyện của 18 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 26.807 con. 

Trong khi đó, theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 3/8/2018 đến ngày 16/3/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 113 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại 28 tỉnh, buộc phải tiêu hủy trên 1,1 triệu con lợn; dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.      

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp: ‘Nguy cơ dịch tả lợn lây lan tốc độ nhanh do thời tiết thuận lợi’Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp: ‘Nguy cơ dịch tả lợn lây lan tốc độ nhanh do thời tiết thuận lợi’ Cách chọn mua thịt lợn không bị nhiễm sán, không mắc dịch tả bà nội trợ cần nhớCách chọn mua thịt lợn không bị nhiễm sán, không mắc dịch tả bà nội trợ cần nhớ
chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.