Bộ Tài nguyên và Môi trường: Xe cũ làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm không khí

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, xe máy và ô tô cũng đang làm gia tăng đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.
bo tai nguyen va moi truong xe cu lam tang nong do cac chat o nhiem khong khi
Xe máy và ô tô cũng đang làm gia tăng đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Ảnh minh họa: Di Linh

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến tháng 12/2016, cả nước đang lưu hành 3.578.462 xe máy và 2.516.144 ô tô, tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn. Ngoài ra, còn có 1.380 tàu biển treo cờ Việt Nam, 241.200 tàu sông, 264 đầu máy đường sắt.

Báo cáo cũng cho thấy hoạt động giao thông vận tải vẫn được xem là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường không khí, đặc biệt ở các khu đô thị và khu vực đông dân cư.

Bên cạnh đó, chất lượng phương tiện còn hạn chế (xe cũ, không được bảo dưỡng thường xuyên), làm gia tăng đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.

Trong đó, xe máy chiếm tỷ trọng lớn trong sự phát thải các chất ô nhiễm CO, VOCs, TSP; ô tô con chiếm tỷ trọng lớn trong sự phát thải SO2, NO2; các loại ô tô còn lại phát sinh nhiều bụi TSP, SO2 và NO2.

bo tai nguyen va moi truong xe cu lam tang nong do cac chat o nhiem khong khi
Phương tiện cũ làm gia tăng đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Ảnh: Di Linh

Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngoài phương tiện giao thông, các nguồn gây ô nhiễm môi trường khác có thể kể đến như 216 khu công nghiệp trong nước đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 76%); 67 khu công nghiệp chưa hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Cả nước cũng có đến 584 cụm đang hoạt động nhưng có khoảng 52 cụm đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại là tự xử lý hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường.

Các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: khai thác, chế biến khoáng sản; luyện kim, sản xuất thép; nhiệt điện; sản xuất pin, ắc quy; thuộc da; lọc hóa dầu; sản xuất giấy, bột giấy; xi mạ; nhuộm, dệt nhuộm; sản xuất hóa chất cơ bản; sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chế biến thủy sản; chế biến mủ cao su; chế biến tinh bột sắn; chế biến mía đường; xử lý chất thải.

Về các dự án tác động xấu nhiều mặt lên môi trường: Cả nước đã có trên 3.000 tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh như ô nhiễm nước do thải đất đá và nước thải mỏ; bụi thải phát sinh trong quá trình khai thác, vận chuyển...

bo tai nguyen va moi truong xe cu lam tang nong do cac chat o nhiem khong khi
Nhiều đơn vị xả thải trực tiếp ra môi trường. Ảnh: Di Linh

Các nguồn khác gây ô nhiễm mỗi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố như: Sản xuất nông nghiệp; hoạt động xây dựng; hoạt động nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đã qua sử dụng.

Được biết, năm 2016, trên toàn quốc có khoảng 50 vụ việc gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc, nổi cộm được dư luận quan tâm.

Đến nay, trên phạm vi cả nước vẫn còn 40 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để; 226 cơ sở đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để.

Tháng 2/2017, tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: “Qua thống kê, có 2,5/6 triệu xe máy "quá đát" trước năm 2000. Vấn đề này, TP cũng đang xem xét, cố gắng trình HĐND TP chương trình liên quan đến hạn chế xe máy vào kỳ họp tháng 6 tới, sau đó sẽ trình Chính phủ. Ngoài ra, chúng ta phải có biện pháp thu hồi các xe ô tô, xe máy ''quá đát”.
chọn
Becamex lãi tăng 60% quý đầu năm, sắp làm khu công nghiệp 700 ha ở khu bắc Bình Dương
KCN Cây Trường là một trong 7 KCN mà Becamex đang triển khai đầu tư xây dựng. Dự án này theo kế hoạch sẽ bắt đầu san lấp mặt bằng từ quý III/2024, hoạt động chính thức từ quý III/2025.