Bộ trưởng Bộ GTVT hứa thông tuyến cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận vào năm 2020

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể hứa thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào năm 2020.
 
bo truong bo gtvt hua thong tuyen cao toc trung luong my thuan vao nam 2020
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể hứa thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào năm 2020. (Nguồn ảnh: Tuổi trẻ/Báo Đấu Thầu).

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có nhiều vướng mắc

Theo Bộ GTVT, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có nhiều vướng mắc. Thứ nhất là về lãi suất.

Bộ này cho biết, nếu tính lãi suất theo qui định Thông tư 75/2017/TT-BTC tại thời điểm thương thảo Phụ lục hợp đồng, vẫn thấp hơn thực tế lãi suất huy động từ các ngân hàng thương mại khoảng 4%.

Do đó nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh và trong thời gian này, việc triển khai thi công trên công trường cầm chừng.

"Đây là vướng mắc chính của dự án, nếu không giải quyết thì các tổ chức tín dụng không giải ngân vốn vay (do rủi ro cao), nhà đầu tư sẽ không thực hiện dự án", Bộ GTVT cho hay..

Về lãi suất vốn vay, nhà đầu tư cũng đề nghị Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư để tiếp tục thực hiện dự án.

Thứ hai là về nguồn cung ứng vật liệu cát. Bộ GTVT cho biết từ năm 2017, các địa phương thắt chặt quản lí khai thác cát nên dẫn đến khan hiếm vật liệu và tăng giá thành.

Mặc dù Bộ GTVT đã có các văn bản gửi các địa phương trong khu vực hỗ trợ nhưng nguồn cung vẫn chưa đảm yêu cầu.

Thứ ba là về công tác giải phóng mặt bằng. Bộ GTVT cho biết tiến độ hoàn thành, bàn giao mặt bằng còn lại chậm so với kế hoạch.

Hứa thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào năm 2020

Liên quan đến dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, theo tìm hiểu của chúng tôi, ĐBQH từng chất vấn Bộ trưởng GTVT.

Cụ để, đại biểu Phạm Hồng Phong (Hậu Giang) từng đề cập đến tiến độ dự án này cũng như việc Bộ trưởng GTVT có cam kết sẽ đưa dự án vào sử dụng năm 2020.

Được biết, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể từng "thừa nhận" dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận triển khai nhiều đợt nhưng tiến độ rất chậm, thậm chí không triển khai được.

"Mấu chốt của vấn đề là chúng ta chưa thu xếp được vốn để triển khai.

Dự án này khoảng gần 10.000 tỷ, đặc biệt dự án cầu Mỹ Thuận 2 cũng chưa có kế hoạch xây dựng, do đó các nhà đầu tư không hào hứng.

Nếu chúng ta có cầu Mỹ Thuận 2, có đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ thì toàn bộ dự án Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ là một đường chạy thẳng từ TP HCM về, hiệu quả kinh tế rất cao.

Vừa qua có nhiều khó khăn do đó chúng ta triển khai chậm", Bộ trưởng Thể nói.

Tại Kì họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV vừa qua (tháng 6/2018), Bộ trưởng GTVT đã cho biết hiện nhà đầu tư BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã thu xếp vốn.

Theo ông Thể, với 5 ngân hàng tài trợ gần 7.000 tỷ đồng cùng với vốn của nhà đầu tư thì đủ điều kiện để triển khai dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

"Cách đây không lâu Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã trực tiếp đi thị sát dự án này.

Với điều kiện hiện nay về vốn, về điều kiện mặt bằng, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là tới năm 2020 sẽ thông được cao tốc từ Trung Lương đến Mỹ Thuận", Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói.

Cũng tại kì họp trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có nói rằng "nhân dân đồng bằng sông Cửu Long đã nghe Bộ trưởng hứa tới 2020 đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ thông tuyến".

"Bộ trưởng nhớ lời hứa này", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

BOT Trung Lương - Mỹ Thuận từng bị xem xét chấm dứt hợp đồng

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận từng bị xem xét chấm dứt hợp đồng.

Cụ thể, tại văn bản thông báo vi phạm Hợp đồng dự án BOT đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 ngày 17/7/2017, Bộ GTVT cho biết đây là dự án quan trọng.

Theo Bộ này, vào thời điểm trên, dự án rất chậm tiến độ so với yêu cầu. Do đó, Bộ GTVT thông báo việc nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã vi phạm hợp đồng dự án.

Cụ thể vi phạm do chưa thu hồi đủ 100% vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu bị sử dụng không đúng mục đích cũng như không duy trì trong một tài khoản của doanh nghiệp dự án.

Ngoài ra, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án còn vi phạm hợp đồng dự án do chưa kí được hợp đồng tín dụng (vay vốn) như đã cam kết.

Vào thời điểm trên, Bộ GTVT đã yêu cầu nhà đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khắc phục, nếu quá hạn thì có thể bị chấm dứt hợp đồng theo quy định tại hợp đồng dự án.

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo hình thức BOT có chiều dài 51,1 km; TMĐT ban đầu 14.678 tỉ đồng.

TMĐT điều chỉnh của dự án trên là 9.668,53 tỉ đồng theo Quyết định số 1700/QĐ-BGTVT ngày 15/6/2017 của Bộ GTVT về việc điều chỉnh quy mô từ.

Được biết, nhà đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là Liên danh Tuấn Lộc - Yên Khánh - BMT - Thắng Lợi - Hoàng An - Công ty CP Đầu tư cầu đường CII. Đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Tổng Công ty Cửu Long (CIPM).

Theo báo cáo của Bộ GTVT, Dự án trên tái khởi động ngày 07/02/2015, kế hoạch hoàn thành điều chỉnh năm 2020.

Thay nhà đầu tư yếu kém ở BOT Trung Lương - Mỹ Thuận

Theo thông tin chúng tôi nhận được, Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Cụ thể, để sớm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho Dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang, Nhà đầu tư Dự án và các cơ quan có liên quan có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ:

Làm rõ nguyên nhân của việc chậm tiến độ Dự án cũng như trách nhiệm của các đơn vị có liên quan; đề nghị tiếp tục đầu tư Dự án theo hình thức Hợp đồng BOT, đảm bảo thông tuyến vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu vận tải liên vùng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, thống nhất với UBND tỉnh Tiền Giang để đề xuất chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT về UBND tỉnh này; đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc về lãi suất vay vốn cũng như các vướng mắc khác đối với Dự án; đồng thời rà soát, xây dựng lại phương án tài chính của Dự án trên cơ sở dùng vốn tài trợ của các ngân hàng thương mại nhà nước.

Đồng thời, cơ cấu lại Nhà đầu tư Dự án, thay thế nhà đầu tư yếu kém bằng nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm theo quy định của pháp luật để tiếp tục đầu tư Dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

bo truong bo gtvt hua thong tuyen cao toc trung luong my thuan vao nam 2020 Kiến nghị cưỡng chế thu nợ công ty thu phí cao tốc TP HCM -Trung Lương

Bộ GTVT vừa có báo cáo Thủ tướng các vướng mắc hợp đồng bán quyền thu phí trên cao tốc TPHCM-Trung Lương giữa Tổng công ...

bo truong bo gtvt hua thong tuyen cao toc trung luong my thuan vao nam 2020 Tai nạn giao thông trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương, ùn ứ gần 3km

Vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 ô tô trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương khiến giao thông ở khu vực này ùn ứ ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.