Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đưa ra 6 nhóm giải pháp giải quyết bất cập BOT giao thông

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đưa ra 6 nhóm giải pháp về BOT giao thông nhằm giải quyết bất cập, hạn chế của hình thức đầu tư này.
 
bo truong nguyen van the dua ra 6 nhom giai phap ve bot giao thong
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đưa ra 6 nhóm giải pháp về BOT giao thông nhằm giải quyết bất cập, hạn chế của hình thức đầu tư này. (Ảnh: Di Linh)

Công khai thông tin về BOT

Ngày 25/6, tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã thông tin về vấn đề công khai minh bạch các dự án BOT giao thông.

Ông Thể cho biết, việc tiếp tục thực hiện các dự án BOT giao thông là cần thiết tuy nhiên do pháp luật chưa hoàn chỉnh dẫn đến một số hạn chế.

Nhằm giải quyết các vấn đề bất cập của BOT, Bộ trưởng GTVT cũng đưa ra 6 nhóm giải pháp. Thứ nhất là hoàn thiện thể chế về hình thức đầu tư BOT, BT như điều chỉnh Luật Đầu tư công, quy định về đấu thầu...

Thứ 2 là việc phối hợp giữa địa phương với Bộ GTVT và các Bộ ngành khác để đảm bảo công khai minh bạch cũng như đồng thuận.

Thứ 3 là vấn đề tăng cường quản lý nhà nước với các dự án BOT, BT. Cụ thể là Bộ GTVT thẩm định hồ sơ, bản vẽ thi công, dự toán sau đó nhà đầu tư mới đc triển khai nhằm tránh sai sót.

Nhóm giải pháp thứ 4 là vấn đề công khai thông tin các dự án BOT, BT để người dân cũng như các đơn vị khác có thể giám sát.

Đơn cử là việc công khai thông số, chính sách miễn giảm cho xe qua trạm; tránh tình trạng so sánh giữa các địa phương.

Ngoài ra, các thông tin khác như nhà đầu tư, thời gian thu phí, chi phí quyết toán, đầu tư... của các dự án BOT, BT cũng được công khai.

"Bộ GTVT mở danh mục 74 dự án BOT trên trang web và công khai rộng rãi để ai cũng có thể truy cập xem thông tin", ông Nguyễn Văn Thể nói.

Cũng theo ông Thể, cuối năm nay, khi thu phí tự động tại các dự án đường HCM qua Tây Nguyên và QL1 thì sẽ công khi toàn bộ thông số ở trạm BOT để người dân giám sát.

Đối với nhóm giải pháp thứ 5, Bộ trưởng GTVT cho biết sẽ khắc phục những yếu kém, hạn chế của BOT như việc tập trung quyết toán, xử lý giải phóng mặt bằng... để dự án được trọn vẹn.

bo truong nguyen van the dua ra 6 nhom giai phap ve bot giao thong
Thời gian qua nhiều người dân dùng tiền lẻ để phản đối BOT. (Ảnh: Di Linh)

Đấu thầu lần một không được thì thực hiện lần hai

Cuối cùng, Bộ trưởng GTVT cho biết sẽ tổ chức đấu thầu, lần một không được thì thực hiện lần hai và "khi nào được thì thôi" nhằm tránh chỉ định thầu khiến dư luận nghi ngại.

Trước đó, đối với vấn đề đấu thầu các dự án BOT giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải việc không thể tổ chức đấu thầu là do chỉ có một nhà đầu tư quan tâm dự án.

"Với những dự án có từ 2 nhà đầu tư tham gia trở lên thì Bộ GTVT sẽ tiến hành đấu thầu theo luật định.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua chúng ta triển khai nhiều dự án BOT, giai đoạn đó nhiều nhà đầu tư chưa rành thủ tục dự án BOT và còn nhiều công việc do thời điểm trước đó nhiều nên ít nhà đầu tư quan tâm.

Chính vì chỉ 1 nhà đầu tư quan tâm dự án, do đó Bộ GTVT không thể nào tổ chức đấu thầu", ông Thể nói.

Cũng về vấn đề chỉ định thầu, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) có phản ánh việc cử tri là doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cho biết, ở một số địa phương chỉ một, hai doanh nghiệp hoặc công ty con của các doanh nghiệp đó được giao rất nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật thông qua chỉ định thầu.

"Hoặc đấu thầu nhưng có hiện tượng dàn xếp mà họ không thể nào cạnh tranh được. Hiện tượng này kéo dài nhiều năm, tổng cộng giá trị lên đến nhiều chục nghìn tỷ đồng", ông Nghĩa cho biết.

Trong phiên chất vấn mới đây, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết Bộ này đang tập trung một số nội dung để đảm bảo công khai minh bạch BOT giao thông như tập trung quyết toán công trình và khi quyết toán xong sẽ công khai.

Tiếp đó là vấn đề giám sát việc thu phí và triển khai thu phí tự động không dừng tại các trạm BOT.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng nói chung nhưng đặc biệt đầu tư theo hình thức hợp tác công tư.

Điều này nhằm huy động nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đảm bảo công khai, minh bạch, khắc phục các kẽ hở làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Ví dụ như sửa đổi Nghị định 15 về hợp tác công tư, Nghị định 30 về lựa chọn nhà thầu, nghiên cứu soạn thảo Luật TPP trình Quốc hội thông qua.

Thứ 2 là tiếp tục rà soát các dự án BOT và xử lý khắc phục những tồn tại như đại biểu Quốc hội và cử tri đã nêu. Xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định pháp luật. Thứ 3 là công khai dự án BOT để nhà đầu tư, người dân biết; Thứ 4 là tăng cường quản lý nhà nước về BOT. Thứ 5 là thực hiện lựa chọn các nhà đầu tư bằng hình thức đấu thầu, đảm bảo tính công khai, minh bạch, cạnh tranh.

bo truong nguyen van the dua ra 6 nhom giai phap ve bot giao thong BOT giao thông: Cần thống nhất chế độ miễn giảm phí, tránh 'xin-cho'

Bộ GTVT đang nghiên cứu ban hành quy định thống nhất về chế độ miễn giảm phí ở các trạm BOT giao thông.

bo truong nguyen van the dua ra 6 nhom giai phap ve bot giao thong Ủy ban Tài chính Ngân sách: Phí chồng phí do 'hiểu nhầm'

Cử tri phản ánh có tình trạng phí chồng phí, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng do có sự hiểu nhầm.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.