Ủy ban Tài chính Ngân sách: Phí chồng phí do 'hiểu nhầm'

Cử tri phản ánh có tình trạng phí chồng phí, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng do có sự hiểu nhầm.
uy ban tai chinh ngan sach phi chong phi do hieu nham
Cử tri cho rằng có tình trạng phí chồng phí như phí BOT và bảo trì đường bộ. (Ảnh minh họa)

Trong kiến nghị gửi lên kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, cử tri cho rằng, theo quy định của pháp luật Việt Nam người dân vẫn phải chịu rất nhiều các khoản phí.

"Thậm chí có tình trạng phí chồng lên phí. Ví dụ vừa phải đóng phí bảo trì đường bộ, vừa phải đóng phí BOT…; trong khi đời sống của người dân còn nhiều khó khăn", cử tri nêu ý kiến.

Trả lời cử tri, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho biết phí là các khoản thu do nhà nước đặt ra nhằm bù đắp một phần chi phí để cung cấp dịch vụ công cung cấp cho người dân. Như dịch vụ viễn thông, đường bộ, kiểm dịch, sát hạch lái xe, thẩm định thuốc...

"Nhiều loại phí hiện nay vẫn đang được nhà nước bù đắp một phần chi phí, ngay cả việc chuyển sang hình thức giá dịch vụ có sự kiểm soát của nhà nước thì nhà nước vẫn phải hỗ trợ như thủy lợi phí hay phí dịch vụ thủy lợi.

Do đây là nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ công nên chỉ khi người dân, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng dịch vụ mới phải chi trả, chỉ trả từng lần sử dụng, không bắt buộc đối với những người không dùng dịch vụ.

Vì vậy, khi một người dân, tổ chức sử dụng từ 2 loại dịch vụ công khác nhau thì sẽ phải nộp các loại phí khác nhau dẫn đến hiểu nhầm thành phí chồng phí", Ủy ban Tài chính Ngân sách cho hay.

Cũng theo đơn vị này, còn có sự nhầm lẫn giữa phí do nhà nước quản lý và các loại phí do tổ chức cá nhân ngoài nhà nước quản lý (còn gọi là giá dịch vụ).

Hiện nay, có rất nhiều loại phí hay giá dịch vụ nhà nước không còn quản lý mà đã chuyển sang thành giá dịch vụ và còn một số loại dịch vụ được cung cấp bởi cả nhà nước và tư nhân.

Đối với quy định về phí bảo trì đường bộ, hiện nay số thu từ khoản này vẫn chưa đảm bảo chi cho bảo trì công trình đường bộ, chi cho các nhiệm vụ quản lý công trình đường bộ, do đó, không có nguồn lực để nâng cấp, cải tạo hoặc mở mới các công trình đường bộ.

Trong khi nhu cầu cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng lớn, NSNN không đảm bảo để đáp ứng đủ nhu cầu này thì việc nhà nước thực hiện các chính sách huy động vốn từ các tổ chức kinh tế ngoài nhà nước để hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông là đúng đắn và nhà đầu tư được thu giá dịch vụ để hoàn trả chi phí đầu tư dự án BOT.

"Phí BOT không phải là một khoản phí mà là giá dịch vụ đường bộ do các doanh nghiệp cung cấp cho người dân có sự quản lý của nhà nước, không phải là một khoản thu của nhà nước", Ủy ban Tài chính Ngân sách cho hay.

Trong thời gian tới, đơn vị này sẽ tăng cường giám sát các hoạt động đầu tư BOT; rà soát kỹ tổng mức đầu tư để xác định mức phí và thời gian thu phí hợp lý.

uy ban tai chinh ngan sach phi chong phi do hieu nham Vì sao 40 dự án BOT giao thông giảm cả trăm năm thu phí?

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể lý giải việc dự án BOT giao thông giảm thời gian thu phí sau khi quyết toán.

uy ban tai chinh ngan sach phi chong phi do hieu nham BOT giao thông: 'Bộ, ngành, nhà đầu tư... thống nhất, người dân có biết đâu'

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT về BOT giao thông, đại biểu đặt vấn đề rằng nhiều dự án được "Bộ ngành, địa phương, ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.