Số phận BOT Cai Lậy vẫn chưa được quyết định. (Ảnh: Văn Dũng). |
Dự án BOT Cai Lậy (Tiền Giang) khởi công từ ngay 20/2/1014 và bắt đầu hoạt động vào ngày 1/8/1017. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.389 tỉ đồng.
Trạm BOT Cai Lậy đặt tại Km1999+900 QL1 với mục đích thu phí hoàn vốn đường tránh dài 2 km và sửa chữa, cải tạo QL1 dài 26 km. Thơi gian thu phí 6 năm 5 tháng từ ngày 1/8/2017.
Ngày 6/8/2017, tức là chỉ sau vài ngày thu phí, tài xế đã phản đối vị trí đặt trạm băng việc bỏ tiền lẻ vào chai nhựa khi đi qua trạm BOT Cai Lậy.
Tiếp đó, đến ngày 11/8/2017, UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị Bộ GTVT giảm phí.
Liên tiếp trong các ngày 13, 14/8/2017, nhiều tài xế đã mang heo quay đến "cúng trạm" và tiếp tục dùng tiền lẻ trả phí khiến BOT Cai Lậy phải xả trạm.
Tài xế phản đối BOT Cai Lậy. (Ảnh: Văn Dũng). |
Ngày 30/11/2017, BOT Cai Lậy thu phí trở lại sau 3 tháng và tiếp tục bị tài xế phản đối bằng cách đòi trả lại 100 đồng.
Đến ngày 4/12/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu dừng thu phí BOT Cai Lậy trong 1 tháng để tìm giải pháp cho trạm này.
Sau đó, Bộ GTVT đã đưa ra 5 phương án cho BOT Cai Lậy. Và tại buổi họp báo ngày 28/9, đại diện Bộ này cho biết đang tập trung phân tính tính khả thi của 2 phương án đầu tiên gồm: Giữ nguyên trạm, giảm phí; đặt 2 trạm thu phí.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số phận BOT Cai Lậy vẫn chưa được quyết định.
BOT An Sương - An Lạc bị tài xế phản đối. (Ảnh: Thanh niên). |
Tối 3/12, nhiều tài xế đã dừng xe phản đối trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc (Bình Tân, TP HCM). BOT An Sương - An Lạc là dự án cải tạo nâng cấp QL1A từ ngã tư An Sương đến vòng xoay An Lạc dài 14 km.
Tài xế phản đối trạm BOT An Sương - An Lạc vì cho rằng trạm thu phí này đã thu quá hạn. Tuy nhiên, chủ đầu tư là công ty IDICO cho rằng tài xế hiểu nhầm.
Theo IDICO, Thủ tướng và các đơn vị liên quan đã cho phép tiếp tục đầu tư bổ sung vào hợp đồng BOT thêm 4 công trình cầu vượt. Điều này đã nâng thời gian thu phí kéo dài từ 1/2/2017 đến 31/1/2033.
Được biết, Sở GTVT TP HCM đã có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan vào cuộc để đảm bảo ATGT, ANTT ở BOT An Sương - An Lạc.
Đáng chú ý, dại diện IDICO cho biết, mỗi ngày, dự án BOT An Sương - An Lạc thu khoảng 904 triệu đồng.
Đơn vị này cũng đã chuẩn bị tiền lẻ mệnh giá 100 đồng cho các cabin thu phí. Đây là giải pháp của BOT An Sương - An Lạc để xử lí trong trường hợp tài xế đưa thừa 100 đồng.
BOT Ninh Lộc. (Ảnh: Trung Nhân). |
Ngày 1/5 là ngày đầu tiên áp dụng giảm phí ở BOT Ninh Lộc (Khánh Hòa). Tuy nhiên, nhiều tài xế vẫn dừng xe tại trạm khiến BOT Ninh Lộc phải xả trạm 4 lần.
Ngày 2/5, tài xế tiếp tục chây ì khiến giao thông khu vực BOT Ninh Lộc ùn tắc. Đáng chú ý, một nam thanh niên đã tấn công bảo vệ, nhân viên tại đây.
Ngày 30/8, lãnh đạo BOT Ninh Lộc (Khánh Hòa) cho biết liên tiếp trong 2 ngày trước đó, một tài xế đã nhiều lần dừng đỗ ở làn thu phí và không mua vé.
Được biết, liên tục xả trạm do tài xế chây ì tại làn thu phí để đòi quyền lợi, Chủ đầu tư BOT Ninh Lộc đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị dừng thu phí, xem xét lại phương án tài chính để hoàn vốn lại cho nhà đầu tư.
Trạm BOT Ninh Lộc đặt tại Km1425+200 QL1, thuộc địa phận xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Trạm thu phí này được Công ty cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa thực hiện thu phí hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km 1374+525 - Km1392 và đoạn Km 1405 - Km 1425+500 tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT.
Tài xế phản đối trạm BOT Ninh Lộc với lí do mức phí cao, vị trí đặt trạm không phù hợp.
Một phương tiện dừng tại làn thu phí phản đối việc đặt trạm BOT T2. (Ảnh: Lê Khánh/NLĐO). |
Khoảng 19h58' ngày 27/2 đến sáng 28/2, một số tài xế khi đến trạm BOT T2 đã không mua vé, dừng hàng giờ đồng hồ không di chuyển, trạm xả cũng không đi, tắt máy rời khỏi xe, cho xe dừng tại làn ưu tiên dành cho xe vé tháng vé quý… Đồng thời một số đối tượng, tài xế quay phim, chụp hình đăng lên mạng xã hội.
Nguyên nhân mà các tài xế phản đối do họ khẳng định không sử dụng toàn tuyến quốc lộ 91 nên không đồng ý mua vé… Từ 23h45' ngày 27/2 đến gần 7h ngày 28/2, nhiều phương tiện xe ô tô từ 2 hướng Cần Thơ về An Giang và ngược lại tiếp tục quay đầu xe và không đồng ý mua vé qua trạm BOT T2. Vì vậy, BOT T2 phải nhiều lần cho xả trạm để tạo điều kiện cho lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng xe tránh gây ùn tắc cục bộ.
Trong sáng 28/2, các tài xế đã có buổi làm việc với đại diện trạm thu phí. Chủ yếu các tài xế kiến nghị di dời BOT T2 về sau ngã ba Lộ Tẻ - Rạch Giá. Đồng thời họ phản ánh lúc xả trạm, nhân viên trạm không thông báo nên tài xế không biết mà di chuyển… Sau đó, Công an TP Cần Thơ đã tiến hành thu thập chứng cứ vụ việc.
BOT Tân Đệ sắp bị "khai tử". (Ảnh: Lê Đoàn). |
Năm 2018, nhiều tài xế đã tập trung phản đối BOT Tân Đệ (Vũ Thư, Thái Bình) do Tasco làm chủ đầu tư. Thậm chí, nhân viên thu phí của trạm này cũng bị tài xế đánh.
Đỉnh điểm là vào ngày 28/6, một số tài xế đã dừng xe kèm theo băng rôn phản đối trạm BOT Tân Đệ. Thậm chí, có người còn mắc màn ở làn thu phí và chụp ảnh tại đây.
Được biết, tài xế phản đối trạm BOT Tân Đệ với lý do không đi tuyến tránh Đông Hưng nhưng vẫn phải trả phí tại đây. Sau đó, trạm BOT Tân Đệ xả trạm.
"Việc bổ sung hạng mục tuyến tránh Đông Hưng vào Hợp đồng BOT Dự án, sử dụng trạm thu phí Tân Đệ để hoàn vốn theo đề xuất của UBND tỉnh Thái Bình, được UBND, HĐND và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thống nhất bằng văn bản và Bộ GTVT triển khai phù hợp với quy định của pháp luật", Bộ GTVT khẳng định.
Mới đây nhất, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản đề nghị tỉnh Thái Bình lên phương án di dời trạm BOT Tân Đệ về đường tránh.
Trạm BOT Mỹ Lộc. (Ảnh: Lê Đoàn). |
Đầu tháng 7/2018, một số tài xế đã dừng xe phản đối trạm BOT Mỹ Lộ (Nam Định) và hỏi về việc "đi 3,9 km mất 30.000 đồng tiền phí".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tháng 1/2014, UBND tỉnh Nam Định - Hà Nam đã tổ chức thông xe đường Nam Định - Phủ Lý - còn gọi là đường 21B.
Tuyến đường bộ này bắt đầu từ TP Nam Định nối vào đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình tại điểm trạm thu phí Liêm Tuyền (Hà Nam).
Được biết, đoạn đường này có tổng chiều dài 25,1 km. Trong đó, đoạn từ TP Nam Định đến Mỹ Lộc (3,9 km) làm theo hình thức BOT; 21,2 km còn lại làm theo hình thức BT.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện trạm BOT Mỹ Lộc vẫn đang xả trạm.
Tài xế phản đối trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài. (Ảnh: Lê Đoàn). |
Ngày 18/12, một số tài xế đã dừng xe phản đối trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và yêu cầu di dời trạm về tuyến tránh TP Vĩnh Yên.
Tài xế cho biết, trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài thu hoàn vốn cho dự án tuyến tránh TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).
Trong khi đó, nhiều phương tiện không sử dụng đường tránh TP Vĩnh Yên vẫn phải trả phí tại trạm BOT nói trên.
Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, trưa ngày 18/12, trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài đã xả trạm.
Trưa 18/12: Tài xế phản đối, BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài 'xả trạm'
Trưa 18/12, BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài đã "xả trạm" sau khi bị tài xế phản đối. Tại đây, nhiều người vẫy tay ... |
Hà Nội: Nhiều tài xế dừng xe, phản đối trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài
Trưa 18/12, nhiều tài xế đã dừng xe tại làn thu phí, phản đối trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài. |
'Nghe đồn' tài xế phản đối, BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài 'thắt chặt' an ninh
Ghi nhận của chúng tôi vào sáng 18/12, lực lượng an ninh đã túc trực tại khu vực trạm thu phí Bắc Thăng Long - ... |
Thái Bình: BOT Tân Đệ sắp bị 'khai tử'?
Theo thông tin chúng tôi nhận được, BOT Tân Đệ (Thái Bình) có thể sắp bị "khai tử". |
BOT QL10 từ cầu Quán Toan đến cầu Nghìn: Thu phí ở trạm Tiên Cựu từ đầu năm 2019
Về dự án BOT QL10 từ cầu Quán Toan đến cầu Nghìn, theo dự kiến, chủ đầu tư sẽ thu phí ở trạm Tiên Cựu ... |
Đề nghị Công an TP HCM 'theo dõi, xử lí' ở BOT An Sương - An Lạc
Sở GTVT TP HCM đề nghị Công an TP, quận Bình Tân bố trí lực lượng để theo dõi, xử lí kịp thời khi xảy ... |
TP HCM: BOT An Sương - An Lạc thu bao nhiêu tiền một ngày?
Chủ đầu tư BOT An Sương - An Lạc đang bị tài xế phản đối thông tin về doanh thu dự án. |