Vì sao 40 dự án BOT giao thông giảm cả trăm năm thu phí?

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể lý giải việc dự án BOT giao thông giảm thời gian thu phí sau khi quyết toán.
 
vi sao 40 du an bot giao thong giam ca tram nam thu phi
(Ảnh minh họa: Di Linh)

Bộ GTVT quản lý chi phí dự án BOT giao thông thế nào?

Thời gian gần đây, BOT giao thông vẫn luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người dân đặc biệt vì những bất cập của loại hình đầu tư này như phí cao, trạm đặt nhầm chỗ, chỉ định thầu, không minh bạch thu chi...

Theo Bộ GTVT, về vấn đề quản lý chi phí, dựa trên quy định pháp luật, trong quá trình đàm phán Hợp đồng, Bộ này quy định trong Hợp đồng giá trị quyết toán sẽ là giá trị cuối cùng để tính toán thời gian thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn cho dự án.

Được biết, quy trình quản lý chi phí đối với các dự án BOT được thực hiện theo 4 bước: Phê duyệt tổng mức đầu tư; Kiểm soát dự toán thông qua thẩm định giá trị dự toán trước khi nhà đầu tư phê duyệt; Kiểm toán; Quyết toán.

Bộ GTVT cho biết, hiện có 56/58 dự án BOT giao thông hoàn thành đưa vào khai thác đều đã được quyết toán toàn bộ hoặc một phần.

Trên cơ sở giá trị quyết toán, lưu lượng thực tế, Bộ GTVT đã tính toán lại thời gian thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, đa số các dự án giá đều giảm so với hợp đồng, một số dự án phải kéo dài thời gian thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ do lưu lượng thực tế thấp hơn so với dự báo.

Cụ thể, với 56 dự án nêu trên, có 39 dự án đã tiến hành công tác rà soát và đàm phán giảm giá chung, giảm giá xung quanh trạm cho các phương tiện.

Có 5 dự án có giá vé thấp không ảnh hưởng đến tác động chi phí vận tải nên không điều chỉnh giảm giá; 5 dự án cầu xây dựng mới không bất cập nên không phải điều chỉnh giảm giá vé.

Dự án Hầm (Dự án Hầm Đèo Cả) không phải điều chỉnh giảm giá do người dân có sự lựa chọn qua đèo; 2 Dự án đường đang nghiên cứu phương án di dời trạm để báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, do vậy chưa điều chỉnh giảm;

Có 3 Dự án cao tốc thu vé kín có sự lựa chọn người dân; 1 Dự án nếu giảm giá thì phương án tài chính không còn khả thi.

vi sao 40 du an bot giao thong giam ca tram nam thu phi BOT giao thông: 'Bộ, ngành, nhà đầu tư... thống nhất, người dân có biết đâu'

Vì sao kết quả kiểm toán lệch với hợp đồng BOT?

Mới đây, trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, đơn vị này đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 40 dự án BOT giao thông là 120 năm so với phương án tài chính ban đầu và giảm giá trị đầu tư 1.467,3 tỷ đồng (Năm 2016 trở về trước, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm 107,4 năm của 27 dự án).

"Nguyên nhân chính các dự án giảm chi phí chủ yếu do tại thời điểm lập dự án, chỉ số trượt giá và lãi suất ngân hàng công bố ở mức cao", báo cáo của Bộ GTVT nêu rõ.

Được biết, sự chênh lệch số năm thu phí giao thông giữa dự toán được phê duyệt với kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước được dự luận rất quan tâm.

Theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, sự chênh lệch giữa hợp đồng dự án BOT và kết quả kiểm toán do giai đoạn vừa qua, việc tổ chức đấu thầu dự án BOT cũng như ký hợp đồng BOT dựa trên cơ sở dự án BOT được duyệt.

"Trong dự án BOT được duyệt, có nhiều phần dự phòng. Ví dụ như dự phòng trượt giá, dự phòng khối lượng, dự kiến công tác giải phóng mặt bằng và những vấn đề có thể phát sinh kinh phí.

Do đó dự án BOT được duyệt bao gồm các khoản có thể phát sinh nên dự án có giá trị lớn. Căn cứ vào quy định của pháp luật, Bộ GTVT ký hợp đồng với nhà đầu tư BOT theo dự án được duyệt.

Trong hợp đồng, có điều khoản giá trị sau quyết toán là căn cứ để Bộ GTVT điều chỉnh thời gian thu phí và các chính sách liên quan đến phí.

Do đó, việc Kiểm toán Nhà nước phát hiện có sự chênh lệch lớn giữa giá trị kiểm toán và giá trị dự án được duyệt là điều hiển nhiên", ông Thể nói.

Theo ông Thể, với những dự án BOT giao thông triển khai nhanh, ít biến động giá, ít phát sinh khối lượng thì những phần dự phòng này là phần chênh lệch số năm mà Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra.

"Kiểm toán Nhà nước chỉ ra thời gian giảm là do dự phòng chúng ta chưa sử dụng, chúng ta sử dụng không hết dự phòng.

Giai đoạn 2010 - 2011, lãi suất ngân hàng rất cao, khi lập dự án chúng ta phải căn cứ vào lãi suất ngân hàng ngay thời điểm mà chúng ta lập.

Sau khi tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất giảm thì những phần dự phòng này không sử dụng đến. Những phần không sử dụng này mới dẫn đến giảm chứ không phải là thất thoát", Bộ trưởng GTVT cho biết.

Cũng theo vị này, số liệu của Kiểm toán Nhà nước và số liệu quyết toán của Bộ GTVT "luôn tương đồng với nhau". Thậm chí, một số dự án Bộ GTVT quyết toán thấp hơn số liệu của Kiểm toán Nhà nước.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, ngành này xác định nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 952.731 tỷ đồng.

Trong đó: lĩnh vực đường bộ cần 632.587 tỷ đồng (tương đương 66,4% nhu cầu), lĩnh vực đường sắt cần 135.281 tỷ đồng (tương đương 14,2% nhu cầu), lĩnh vực đường thủy nội địa cần 14.897 tỷ đồng (tương đương 1,6% nhu cầu).

Lĩnh vực hàng không cần 193.309 tỷ đồng (tương đương 9,8% nhu cầu), lĩnh vực hàng hải cần 64.771 tỷ đồng (tương đương 6,8% nhu cầu), vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư và đầu tư các khối ngoài giao thông cần 11.886 tỷ đồng (tương đương 1,2% nhu cầu).

vi sao 40 du an bot giao thong giam ca tram nam thu phi Bộ trưởng GTVT nhiều lần 'xin lỗi, mong thông cảm': Ai thông cảm cho người dân?

Về bất cập của BOT giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhiều lần "xin lỗi, mong thông cảm" nhưng ai thông cảm cho người ...

vi sao 40 du an bot giao thong giam ca tram nam thu phi Chất vấn BOT ấn tượng: 'Dân chịu thì thu, ăn đong, ban phát và vá ổ gà'

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV ngày 4/6, nhiều ĐBQH đã đặt các ...

vi sao 40 du an bot giao thong giam ca tram nam thu phi BOT Giao thông: Nhà đầu tư có thể kiện Bộ và tư duy 'ban phát, vá ổ gà'

Liên quan đến BOT giao thông, nhiều ĐBQH đã chất vấn và tranh luận rất "gay gắt" với Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.