BOT giao thông: 'Bộ, ngành, nhà đầu tư... thống nhất, người dân có biết đâu'

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT về BOT giao thông, đại biểu đặt vấn đề rằng nhiều dự án được "Bộ ngành, địa phương, nhà thầu và ngân hàng thống nhất, người dân có biết đâu".  
bot giao thong bo nganh nha dau tu thong nhat nguoi dan co biet dau
Đại biểu đặt vấn đề rằng nhiều dự án được "Bộ ngành, địa phương, nhà thầu và ngân hàng thống nhất, người dân có biết đâu" (Ảnh minh họa: Di Linh)

Phiên chất vấn của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã kết thúc với 4 Bộ trưởng đăng đàn. Đặc biệt, nghị trường "rất nóng" với vấn đề BOT giao thông và phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.

Nhiều bất cập của BOT giao thông được các đại biểu chất vấn như việc trạm đặt sai vị trí, ngoài phạm vi dự án; việc không đi đường cũng phải trả tiền; đi quốc lộ phải trả tiền hoàn vốn cao tốc hoặc không đi đường tránh cũng phải trả tiền; đi 1km trả tiền cả tuyến có công bằng không?;...

Bất cập BOT giao thông do... lịch sử?

Đề cập đến vấn đề bình đẳng trong sử dụng dịch vụ các dự án BOT, Bộ trưởng GTVT cho biết thời gian tới khi triển khai những dự án mới sẽ làm trên đường song hành, đường mới hoàn toàn để cho người dân có sự chọn lựa giữa đường hiện hữu và đường song hành, như thế chúng ta thực hiện việc công bằng rất tốt.

"Chúng ta thích đi nhanh, chúng ta trả thêm một khoản chi phí. Chúng ta không có khả năng thì chúng ta đi trên đường hiện hữu.

Tuy nhiên, đây là chủ trương hiện nay, chúng ta đang thực hiện theo nghị quyết cũng như của Đảng, Nhà nước.

Còn giai đoạn trước đây, dự án BOT chúng ta hình thành cách đây mười mấy năm rồi. Những dự án thời điểm đó, chúng ta cho chủ trương mở rộng nâng cấp quốc lộ", ông Thể nói.

Liên quan đến bất cập ở 3 trạm thu nằm ngoài dự án khiến người dân không đi vẫn phải trả tiền, Bộ trưởng GTVT cho biết "một số dự án lịch sử để lại, những dự án này chúng ta đã triển khai lâu rồi, khi chuyển về Bộ chúng tôi tiếp nhận.

"Ví dụ, trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ. Năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã có một văn bản chỉ đạo là tiếp tục thực hiện việc thu phí.

Do đó, với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện đúng theo chỉ đạo", ông Thể nói thêm.

Tuy nhiên, khi tranh luận, đại biểu Hoàng Quang Hàm nói rằng: "Nghe Bộ trưởng giải thích, tôi thấy thêm một giải pháp đây là những vấn đề của lịch sử. Quan điểm của Bộ trưởng là thuyết phục người dân và giảm giá".

bot giao thong bo nganh nha dau tu thong nhat nguoi dan co biet dau
(Ảnh minh họa: Di Linh)

"Nhiều đơn vị thống nhất, người dân có biết đâu"

Trong phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng GTVT cho biết khi lập đưa vào dự án và dự án được duyệt đều có sự tham gia của chính quyền địa phương của các bộ, ngành.

"Tương tự như vậy, một số đường chúng ta nghiên cứu mở rộng tuyến tránh và nâng cấp tuyến hiện hữu, mong muốn của địa phương và người dân là mở rộng đô thị.

Những con đường tránh là những trục tạo đột phá, phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương ở những khu vực mà tuyến tránh đi qua, kết hợp với việc nâng cấp, cải tạo quốc lộ.

Chủ trương của chúng ta thời điểm đó là nghiên cứu dự án để làm sao mang tính khả thi, có thể phát triển, nâng cấp hạ tầng cho địa phương có dự án đi qua", ông Thể nói.

Trao đổi với chúng tôi tại lần kiến nghị thứ 11 về việc di dời trạm BOT T2 (TP Cần Thơ, người dân phản ứng vì đi vài trăm mét phải trả phí cả tuyến) vào cuối năm 2017, ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô An Giang cho rằng nếu Bộ GTVT tham khảo ý kiến của Kiên Giang và An Giang thì sẽ không có trạm này.

Ông Xuân cũng cho rằng, người dân An Giang bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi trạm thu T2 nhưng "chúng tôi không được xin ý kiến".

Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng: "Ngày xưa khi ta làm các dự án thì các bộ, ngành, địa phương, nhà thầu, ngân hàng thống nhất với nhau, người dân có biết đâu.

Tại sao bây giờ người dân phải chịu và tại sao bây giờ những đường chính chúng ta không chỉ thu phần chúng ta cải tạo.

Chúng ta đã thương thảo với các nhà đầu tư giảm lợi nhuận định mức chưa, chúng ta đã thương thảo với ngân hàng để trả lãi suất chưa?

Bởi vì, ngày xưa 3 đối tác này ngồi với nhau để làm dự án BOT này. Bây giờ khi vỡ lở ra thì người dân phải chịu".

bot giao thong bo nganh nha dau tu thong nhat nguoi dan co biet dau
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. (Ảnh: Quochoi.vn)

Xử lý bất cập BOT giao thông liên quan kinh phí

Đối với bất cập của vị trí nhiều trạm thu BOT giao thông, Bộ trưởng GTVT cho biết hiện ngân sách nhà nước hết sức khó khăn.

"Tất cả những việc này chúng tôi đã báo cáo đầy đủ cho Quốc hội qua báo cáo của Bộ GTVT.

Hiện nay chúng tôi thực hiện việc xử lý những dự án này trên cơ sở đánh giá toàn diện của Chính phủ. Vì khi chúng ta ứng xử nó còn liên quan đến kinh phí và liên quan đến nhiều mặt", ông Thể nói.

Vị này cũng cho biết hiện nay cũng khó có thể bố trí được nguồn vốn lớn để mua lại toàn bộ các dự án này.

"Chúng tôi cũng đã báo cáo với đại biểu Quốc hội, khi Quốc hội biểu quyết nếu có khả năng cân đối các nguồn vốn thì chúng tôi sẵn sàng mua lại toàn bộ các dự án.

Vì dù sao đi nữa chúng ta đã ký hợp đồng với nhà đầu tư, cũng đã vận hành công trình phục vụ địa phương với nhiều cơ quan, đơn vị thống nhất với nhau", Bộ trưởng GTVT nói thêm.

Vì sao quyết toán chưa xong vẫn tiến hành thu phí?

Về vấn đề này, Bộ trưởng GTVT cho rằng dự án được đầu tư, nghiệm thu nhưng chỉ có quyết toán chưa xong.

Theo ông Thể, toàn bộ quyết toán hiện nay mà nhà đầu tư đã trình lên có thể không chính xác 100% nhưng đa phần là đã đầu tư toàn bộ và "không thể nào dừng, không cho thu phí, nếu dừng thì phát sinh lãi đầu tư".

"Chúng tôi nghĩ rằng hiện nay chúng ta ký hợp đồng ban đầu dựa vào dự án và chúng tôi tích cực quyết toán để sau khi quyết toán thì điều chỉnh lại hợp đồng chính thức và chỉ trong vài năm là ký lại hợp đồng chính thức để có thời gian cố định.

Còn hiện nay, vẫn năm trong thời gian thu phí mười mấy năm, do đó chúng tôi linh động để nhà đầu tư tiếp tục thu phí nhưng phải quyết toán một cách nhanh nhất để đảm bảo tính công khai minh bạch", Bộ trưởng Thể nói thêm.

bot giao thong bo nganh nha dau tu thong nhat nguoi dan co biet dau Bộ trưởng GTVT nhiều lần 'xin lỗi, mong thông cảm': Ai thông cảm cho người dân?

Về bất cập của BOT giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhiều lần "xin lỗi, mong thông cảm" nhưng ai thông cảm cho người ...

bot giao thong bo nganh nha dau tu thong nhat nguoi dan co biet dau Chất vấn BOT ấn tượng: 'Dân chịu thì thu, ăn đong, ban phát và vá ổ gà'

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV ngày 4/6, nhiều ĐBQH đã đặt các ...

bot giao thong bo nganh nha dau tu thong nhat nguoi dan co biet dau BOT Giao thông: Nhà đầu tư có thể kiện Bộ và tư duy 'ban phát, vá ổ gà'

Liên quan đến BOT giao thông, nhiều ĐBQH đã chất vấn và tranh luận rất "gay gắt" với Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.