Bộ Xây dựng họp khẩn sau khi nhà máy xi măng VICEM Hoàng Thạch có người nhiễm Covid-19

Thông tin mới nhất thì ngày 20/2, tất cả các trường hợp F1 liên quan đến ca mắc Covid-19 ở xi măng Vicem Hoàng Thạch đã cho kết quả xét nghiệm âm tính lần 1.

Theo tin từ TTXVN, Bộ Xây dựng cho biết, ngay sau khi nhà máy xi măng của Công ty TNHH MTV Xi măng VICEM Hoàng Thạch ở Hải Dương bị phong tỏa đó có một công nhân bị nhiễm Covid-19, Bộ Xây dựng đã họp khẩn và chỉ đạo kịp thời một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn phòng dịch và sản xuất.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã yêu cầu VICEM Hoàng Thạch nói riêng và các đơn vị trong ngành xây dựng nói chung tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế và của địa phương, nhằm đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người dân. Doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để duy trì và ổn định sản xuất. 

Với ngành sản xuất xi măng, việc duy trì ổn định sản xuất, chạy lò liên tục có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đảm bảo ổn định thiết bị, năng suất mà còn tiết kiệm chi phí. Nếu dừng lò thì chi phí đốt lại lò lên đến trên cả tỷ đồng và ảnh hưởng đến năng suất.

Thông tin thêm về ca nhiễm Covid-19 ở VICEM Hoàng Thạch, ngày 18/2, ông N.V.H (sinh năm 1961) là lái xe bộ phận sửa chữa công trình - xưởng sửa chữa là F2 nhưng đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. 

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, ngày 20/2, tất cả các trường hợp F1 liên quan đến ca mắc Covid-19 ở Xi măng Vicem Hoàng Thạch đã cho kết quả xét nghiệm âm tính lần 1.     

Trước đó, cơ quan chuyên môn đã lấy 910 mẫu xét nghiệm của người lao động trong công ty và 1.310 mẫu trong khu dân cư. 

Về Công ty TNHH MTV Xi măng VICEM Hoàng Thạch, doanh nghiệp có vốn điều lệ 1.875 tỷ đồng do Tổng Công ty Xi măng Việt Nam nắm 100% vốn.

Theo số liệu người viết có được, năm 2019, doanh thu của VICEM Hoàng Thạch đạt 4.940 tỷ đồng, 396 tỷ đồng lãi sau thuế; tăng lần lượt gần 13% và 3% so với năm 2018.

Tính tới hết năm 2019, tổng tài sản của VICEM Hoàng Thạch là 3.068 tỷ đồng, trong đó, nợ phải trả là gần 1.193 tỷ đồng.

Liên quan tới triển vọng ngành xi măng năm 2021, Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định nhu cầu của ngành xi măng trong nước sẽ phục hồi tích cực, nhưng kênh xuất khẩu có thể chững lại.

Tuy nhiên, SSI Research cho rằng việc xuất khẩu phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng tăng có thể là một mối lo ngại đối với ngành xi măng, đặc biệt là khi chính sách tài khóa tại quốc gia này có thể bị thắt chặt lại trong tương lai.

Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận ngành có thể bị giảm do công suất và chi phí nhiên liệu (giá than) tăng. Công suất toàn ngành dự kiến sẽ giảm xuống còn 94% trong năm 2021, so với mức 98% trong năm 2020. Điều này sẽ khiến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường trong nước và ảnh hưởng đến giá xi măng. 

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.