BOT Cai Lậy liên tục thất thủ từ ngày thu phí trở lại. Ảnh Tuổi trẻ |
Trạm này có hai mục đích là thu hồi một phần vốn sửa chữa và chi phí duy tu con đường (điều này phải được sự đồng ý của Hà Nội vì đây là tài sản quốc gia) và mang tính chính sách, nhằm điều tiết lượng xe đi qua Thị xã Cai Lậy theo ý chí của chính quyền, đặc biệt nhằm hạn chế các xe hạng nặng đi qua khu dân cư, bảo vệ đời sống người dân thị xã, ông Thành cho biết.
Trước đó, sáng 30/11, Trạm BOT Cai Lậy - Tiền Giang đã chính thức thu phí trở lại sau hơn 3 tháng tạm ngưng. Điều này đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt và đối phó bằng nhiều cách của các tài xế qua trạm. Tình hình căng thẳng tại đây lại một lần nữa được tái diễn.
Để phản đối các trạm thu phí này, các tài xế ngoài cách trả tiền mệnh giá nhỏ còn đậu ngay trạm thu phí, không chịu di chuyển, gây ách tắc giao thông. Tình trạng kẹt xe kéo dài hàng km liên tục xảy ra khiến Ban quản lý BOT Cai Lậy buộc phải xả trạm nhiều lần.
Chỉ trong 3 - 4 giờ đồng hồ chiều 2/12, BOT Cai Lậy đã phải xả trạm liên tục đến 4 lần. Chỉ khi giao thông trở lại bình thường, nhân viên tại đây mới bắt đầu thu phí tiếp. Tuy nhiên, những căng thẳng tại trạm thu phí này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo nhiều tài xế cho rằng, nguyên nhân khiến họ bức xúc tại Trạm thu phí Cai Lậy là nhà đầu tư chỉ xây dựng tuyến đường tránh, do đó, trạm thu phí phải được đặt trên đường tránh chứ không thể đặt trên quốc lộ 1 để thu tiền của những người không đi đường tránh.
Hơn nữa, quốc lộ 1 là hạ tầng cơ bản, được xây dựng từ ngân sách nhà nước, nhà đầu tư chỉ bỏ tiền tráng một lớp mặt đường mà vẫn thu phí với mức rất cao thì không thể chấp nhận.
"Đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1 để đảm bảo hiệu quả tài chính cho dự án"
Trước những thông tin liên quan đến Trạm thu phí Cai Lậy, chiều 1/12, Bộ Giao thông vận tải đã phát đi thông cáo báo chí về dự án này.
Theo Bộ Giao thông vận tải, phương án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy từ 4 làn xe lên 6 làn xe có kinh phí đầu tư quá lớn, việc giải phóng mặt bằng các khu đông dân cư hai bên Quốc lộ 1 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, tốc độ khai thác nhỏ hơn 60km/h do đi qua đô thị. Với phương án này, tất cả các phương tiện đi trên Quốc lộ 1 vẫn phải mất phí và tổng chi phí người dân phải trả sẽ lớn hơn.
Trong khi đó, nếu đầu tư tuyến tránh kết hợp cải tạo, tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 hiện hữu thì tốc độ khai thác tuyến tránh cho phép đến 80km/h. Như vậy, phương án đầu tư riêng tuyến tránh, đặt trạm trên tuyến tránh và phương án đầu tư tuyến tránh kết hợp cải tạo, tăng cường mặt đường, đặt trạm trên Quốc lộ 1 hiện hữu.
Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản lấy ý kiến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang. Bộ Giao thông vận tải cũng đã phân tích, so sánh phương án đặt trạm thu giá trên Quốc lộ 1 hiện hữu với phương án đặt trạm trên tuyến tránh, cụ thể:
Phương án trạm thu giá đặt trên Quốc lộ 1: Phạm vi dự án bao gồm xây dựng tuyến tránh và đầu tư cải tạo, tăng cường mặt đường, cầu, hệ thống thoát nước trên Quốc lộ 1. Với phương án này, sẽ đảm bảo thời gian hoàn vốn và hiệu quả tài chính cho dự án; mặt đường Quốc lộ 1 hiện hữu được cải tạo, tăng cường; giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 qua thị trấn Cai Lậy do lưu lượng xe được phân bổ cho cả hai tuyến Quốc lộ 1 và tuyến tránh.
Phương án trạm thu giá đặt trên tuyến tránh: Phạm vi dự án chỉ đầu tư xây dựng tuyến tránh. Phương án này có ưu điểm là chỉ thu giá phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến tránh (không thu giá các phương tiện đi vào nội thị thị trấn Cai Lậy) nhưng nhược điểm là không hạn chế được phương tiện đi qua thị trấn Cai Lậy trên Quốc lộ 1 hiện hữu do các phương tiện sẽ tránh trạm thu giá bằng việc không sử dụng tuyến tránh.
Cuối cùng, Bộ Giao thông vận tải đã "nhận được văn bản đồng thuận của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang về vị trí đặt trạm trên Quốc lộ 1 hiện hữu".
Dự án BOT Cai Lậy có tổng mức đầu tư là 1.398,18 tỷ đồng (chưa quyết toán), nguồn vốn 100% tư nhân. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 210 tỷ đồng (Bắc Ái góp 136,5 tỷ đồng (65%); TRICO góp 73,5 tỷ đồng (35%)), chiếm 15% tổng mức đầu tư; phần còn lại là vốn vay ngân hàng.
Theo Hợp đồng BOT ký tắt số 20/HĐ.BOT-BGTVT ngày 19/02/2014 giữa Bộ Giao thông Vận tải và Liên danh nhà đầu tư dự án BOT Cai Lậy, liên danh chủ đầu tư dự án này gồm Công Ty Cổ phần Phát triển Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) và Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (TRICO).
Đến Hợp đồng BOT chính thức số 43/HĐ.BOT-BGTVT, ký ngày 28/08/2014, liên danh trên vẫn được giữ nguyên.
Tuy nhiên, đến Phụ lục Hợp đồng BOT ký tắt số 03/PL01-43/HĐ.BOT-BGTVT (để điều chỉnh, bổ sung Hợp đồng số 43/HĐ.BOT-BGTVT ngày 28/08/2014) ký ngày 30/01/2015, thì BVEC biến mất và Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng Bắc Ái (Bắc Ái) đã xuất hiện để thay thế.
Công ty này thành lập ngày 25/11/2004, có ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động thiết kế chuyên dụng, đăng ký trụ sở tại số 215, đường Mê Linh, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Theo Đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 10/07/2017, vốn điều lệ của Bắc Ái là 900 tỷ đồng. Cổ đông lớn nhất là ông Lê Tiến Thắng (sinh năm 1977) sở hữu 82% cổ phần. Các cổ đông sáng lập khác là ông Lê Văn Duẩn (5%); Lê Thanh Bình (10%); Nguyễn Phú Hiệp (3%).
Ngoài dự án BOT Cai Lậy, Bắc Ái còn tham gia đầu tư một dự án BOT khác, cũng nằm trên tuyến quốc lộ 1 huyết mạch như dự án “Đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc 1 đoạn Km 1125 - Km 1153, tỉnh Bình Định” (dự án BOT Hoài Nhơn) và dự án đầu tư Xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa (Quốc lộ 1).
Giám đốc BOT Cai Lậy nhờ công an điều tra vụ 'người lạ' uy hiếp tài xế
Ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc BOT Cai Lậy cho biết, đã nắm bắt được thông tin có một nhóm 'người lạ' xuất hiện tại ... |