Bún mắng, cháo chửi: Phải chăng người Việt vẫn bị ám ảnh bởi miếng ăn?

Hiện tượng bún mắng phải chăng là biểu hiện của việc người Việt vẫn bị ám ảnh bởi miếng ăn nên vẫn cứ cố sống cố chết bỏ tiền ra ăn bát bún, tô phở để "được nghe" mắng chửi?

Trong thời buổi cơ chế thị trường, khách hàng được coi là thượng đế. Người bán hàng phải “chiều khách như chiều vong” mới mong có cơ hội kiếm tiền. Ấy vậy mà có một số quán ăn ở Hà Nội nổi tiếng nhờ biết “chửi” khách hàng mà khách vẫn kéo đến ngày càng đông. Phải chăng những thực khách đó không biết…nhục?

Lúc ăn uống là khoảng thời gian cần sự thoải mái và thư thái nhất. Sự thư thái mới có thể giúp thực khách thưởng thức trọn vẹn những dư vị ngọt ngào của món ăn. Vì vậy, chẳng ai muốn trong đồ ăn của mình có thêm một thứ gia vị là những tiếng chửi.

Người xưa quan niệm: miếng ăn là miếng nhục. Ăn mà bị chửi thì không còn gì nhục nhã hơn.

Ngày nay, những quán ăn mọc lên nhan nhản tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Chỉ những quán có những chiêu bài hút khách độc đáo, giá cả phải chăng, đồ ăn ngon, chất lượng phục vụ tốt và có một cái “view” đẹp mới có cơ hội chiếm được lòng thực khách. Người ta không đi ăn lấy no mà “nâng tầm” thưởng thức văn hoá ẩm thực.

bun mang chao chui phai chang nguoi viet van bi am anh boi mieng an
Phải chăng "thượng đế" bây giờ quá dẽ dãi hay họ vẫn bị ám ảnh bởi miếng ăn?

Vì vậy, sẽ chẳng ai chuốc nhục vào thân khi cứ dẫn xác đến những quán ăn để…vừa ăn vừa nghe chửi.

Thực ra, có không ít thực khách cũng thực sự thiếu ý thức. Họ vào sau nhưng muốn được ăn trước, họ “đòi hỏi” những thứ mà cửa hàng không đáp ứng được; họ không vứt giấy ăn vào sọt rác,…Đó là hành động thiếu ý thức cần được nhắc nhở nhưng không có nghĩa nó đáng “ăn chửi”.

Điều thú vị là, sau khi được lên sóng truyền hình, được các trang tin điện tử đưa tin thì người ta càng kéo đến những quán bún mắng, cháo chửi nhiều hơn. Thậm chí, không ít người còn mặc nhiên chấp nhận nó như một thứ “đặc sản riêng có của Hà Nội”. Bỏ tiền ra để ăn bát bún ngon ở nơi chật chội, chen chúc để được nghe…chửi thì quả là điều kỳ lạ. Phải chăng thực khách ngày nay “không biết nhục”?

Có những người đến vì…tò mò nhưng có những người coi việc nghe chửi hay “bị chửi” là điều…bình thường. Người ta nghe mãi thành quen và thấy việc bị ăn mắng, ăn chửi không có gì đáng để quan tâm.

bun mang chao chui phai chang nguoi viet van bi am anh boi mieng an
Đừng để miếng ăn thành....miếng nhục.

Cái cách phục vụ quái gở khiến người ta ngạc nhiên một thì việc chấp nhận cung cách ấy càng khiến người ta ngạc nhiên gấp nhiều lần. Có lẽ, chẳng ở đâu trên thế giới này có kiểu phục vụ lạ đời như vậy. Và đương nhiên cũng chẳng đâu trên thế giới này khách hàng chấp nhận một cách vô điều kiện việc bỏ tiền ra ăn để được nghe mắng chửi như vậy.

Bún mắng cháo chửi khiến chúng ta nhớ truyện ngắn “Một bữa no” của nhà văn hiện thực nổi tiếng Nam Cao. Người đàn bà tội nghiệp ấy ăn cố sống cố chết trong tiếng chửi bới, móc mỉa của bà chủ. Để rồi bà bị “chết no”. Cái miếng ăn ấy nó mới nhục nhã và đau đớn biết bao. Trong thời kỳ đói kém ấy, người ta phải chấp nhận hi sinh phẩm giá của mình để có miếng ăn.

Phải chăng ngày nay người Việt vẫn không vượt qua được nỗi ám ảnh của miếng ăn? Hay miếng ăn vẫn cứ là…miếng nhục?

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu đường sắt vượt sông Ninh Cơ ở Trực Ninh, Nam Định
Một cầu đường sắt dự kiến được xây dựng vượt sông Ninh Cơ thuộc địa bàn các xã Trực Mỹ, Trực Đại, huyện Trực Ninh, Nam Định.