Buýt nhanh Hà Nội không những đội giá mà còn gây tắc đường

Không chỉ bị Thanh tra Chính phủ yêu cầu giải trình về giá thành mà buýt nhanh Hà Nội (BRT) đang chiếm 1 làn đường riêng, vào giờ cao điểm những tuyến đường có buýt nhanh đi qua thường xuyên ùn tắc cục bộ, như Giảng Võ, Lê Văn Lương, Tố Hữu…
buyt nhanh ha noi khong nhung doi gia ma con gay tac duong
Buýt Nhanh BRT vào giờ cao điểm chiếm riêng một làn đường

Như đã biết, hệ thống xe buýt nhanh Hà Nội tuyến số 01 từ Cát Linh đến Hà Đông, được cho là phương tiện giao thông hiện đại của thế giới, vừa khai trương cách đây không lâu đang được dư luận "mổ xẻ" quyết liệt. Vậy, điều gì đang xảy ra với dự án trọng điểm này của Thủ đô Hà Nội?

Rất nhiều ý kiến tranh luận trái chiều xung quanh buýt nhanh BRT Hà Nội. Đa số ý kiến cho rằng buýt nhanh chỉ khiến đường phố thêm tắc trong khi chưa giải quyết được phần đa nhu cầu giao thông của người dân. Một người người còn cho rằng hình ảnh "quá bất công" vì buýt nhanh chiếm 1 làn đường riêng.

Anh Nguyễn Anh Hùng (Hà Đông, Hà Nội) bức xúc: “Nghìn người nhường đường cho vài chục người, đường đã bé, tắc ngược tắc xuôi lại còn chia năm xẻ bảy, vào giờ cao điểm, 1 làn đường giành cho buýt nhanh không có người đi, còn lại 2 bên chen lấn để đi”.

Nhiều người ân khi được hỏi cho rằng, hình ảnh đường phố Hà Nội phản cảm nhất là vào giờ cao điểm. "Trong khi xe ô tô, xe máy chen chúc kín mít thì phía bên kia, làn đường dành riêng cho xe buýt BRT lại vắng hoe. Tôi nghĩ cơ quan chức năng nên lấy ý kiến rộng rãi người dân. Nếu đa số người dân đồng ý bỏ thì nên bỏ đường ưu tiên cho buýt BRT nếu không giao thông Hà Nội càng ùn tắc thêm", chị Anh Mai (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nói.

Đường dành riêng cho xe buýt BRT vắng hoe trong khi dòng xe chen chúc nhau nhích từng mét tại đường đường Giảng Võ. Clip: facebook otofun

Không chỉ gây tắc đường BRT Hà Nội còn được cho là quá đắt, dư luận đã lên tiếng gay gắt về vấn đề này, mới đây đoàn công tác của UBND TP. Hà Nội đã phải làm việc với Thanh tra Chính phủ xung quanh giá xe BRT 5,3 tỷ đồng.

Buýt nhanh BRT Hà Nội dù hiện đại đến mấy cũng quá đắt

Theo báo cáo Kiểm toán 2016, Kiểm toán Nhà nước cho biết hệ thống BRT vận hành vào cuối năm 2016 khó đáp ứng được mục tiêu là giảm ùn tắc giao thông.

Cũng trong báo cáo Kiểm toán năm 2016, Kiểm toán Nhà nước cho biết đã triển khai kiểm toán nhiều hoạt động để đánh giá tính kinh kế, hiệu quả và hiệu lực của các chương trình, dự án, hoạt động được kiểm toán, trong đó có dự án xe bus nhanh BRT thuộc dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội.

Tại báo cáo, Kiểm toán Nhà nước cho rằng việc xác định phương án tuyến BRT ban đầu chưa phù hợp dẫn đến mất nhiều thời gian nghiên cứu điều chỉnh, chưa phân tích đánh giá đầy đủ về thực trạng giao thông trên tuyến khi điều chỉnh tuyến và chưa dự báo lưu lượng tham gia giao thông trên tuyến trong tương lai khi đánh giá tính khả thi đối với việc đưa BRT vào hoạt động.

Theo đánh giá thực tế, lưu lượng giao thông trên tuyến đường xe bus BRT rất lớn, có nhiều điểm giao cắt, thường xuyên xảy ra ùn tắc nên rất khó bố trí được làn đường riêng cho BRT, khó đưa ra được các giải pháp giảm các xung đột tại các nút giao cắt, quay đầu xe...

Trước đó, như Nhadautu.vn đã thông tin, sáng 4/10, đoàn công tác của UBND TP. Hà Nội đã đến và làm việc tại trụ sở Thanh tra Chính phủ để giải trình những vấn đề liên quan đến dự án BRT. Giám đốc Sở GTVT Hà Nội có mặt trong đoàn công tác này...

Tại buổi làm việc này, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện giải trình làm rõ một số nội dung liên quan đến việc quản lý, thực hiện Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội - Hợp phần BRT, trong đó có việc lập, phê duyệt chủ trương đầu tư, thiết kế và dự toán, tổ chức đấu thầu, nghiệm thu thanh toán giá trị của 35 xe buýt nhanh BRT...

Mỗi xe buýt nhanh BRT có giá là trên 5,03 tỷ đồng, tuy nhiên Ban Quản lý cho biết giá trúng thầu nói trên đã bao gồm cả chi phí vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí kiểm tra xe và thuế.

Dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội được phê duyệt từ năm 2007, sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới, gồm 3 hợp phần: xe buýt nhanh (BRT); xây dựng đường vành đai 2; và tăng cường thể chế.

Tại quyết định phê duyệt dự án lần đầu, tổng mức đầu tư dự án là 452,42 triệu USD (vốn vay Ngân hàng Thế giới là 134,35 triệu USD; Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) viện trợ không hoàn lại là 11,15 triệu USD; vốn ngân sách thành phố Hà Nội là 306,92 triệu USD).

Dự án sau đó cũng đã nhiều lần điều chỉnh lại tổng mức đầu tư, với lần điều chỉnh cuối cùng là là 332,599 triệu USD. Riêng hạng mục BRT, tổng giá trị thực hiện đến thời điểm kết thúc dự án khoảng 35 triệu USD, thấp hơn so với giá trị trong tổng mức đầu tư được duyệt là 53,6 triệu USD.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.