Buýt thường chung làn BRT: Buýt nhanh sẽ lâm cảnh... 'rùa bò'?

Nhiều người lo ngại nếu buýt thường chung làn BRT sẽ khiến xe buýt nhanh lâm cảnh "rùa bò".
buyt thuong chung lan brt buyt nhanh se lam canh rua bo Xe buýt thường sẽ được đi trong làn xe buýt nhanh BRT
buyt thuong chung lan brt buyt nhanh se lam canh rua bo TP HCM: Sắp triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng
buyt thuong chung lan brt buyt nhanh se lam canh rua bo
Nhiều người lo ngại nếu buýt thường chung làn BRT sẽ khiến xe buýt nhanh lâm cảnh "rùa bò". Ảnh: Di Linh

Ngày 28/4, tại phiên họp tập thể UBND TP Hà Nội tháng 4, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã cho rằng xe buýt nhanh BRT mới chỉ đạt lượng khách trung bình từ 34-48 trong khi sử dụng làn riêng là chưa hợp lý.

Ông Chung cũng yêu cầu trước mắt cần cho xe buýt thường được thí điểm đi vào đây trong vòng 6 tháng. Sau đó, các đơn vị liên quan sẽ nghiên cứu để mở rộng thêm các phương tiện khác.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu buýt thường chung làn BRT sẽ khiến buýt nhanh lâm cảnh "rùa bò". Bởi lẽ, một thực tế đang xảy ra là nhiều phương tiện vẫn lấn làn BRT.

Ngày 29/4, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành Giao thông đô thị Hà Nội cho biết nếu các phương tiện khác lấn làn BRT thì mới ảnh hưởng đến buýt nhanh.

"Cho xe buýt thường chạy chung làn nhằm mục đích tăng năng lực của tuyến chứ không ảnh hưởng đến công suất, tần suất hay tốc độ của tuyến buýt nhanh. Bởi lẽ, tần suất buýt nhanh chưa quá dày", ông Hải cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Hải, việc thí điểm trên sẽ tạo điều kiện cho xe buýt thường và khai thác hết được công suất của tuyến BRT.

"Buýt thường chỉ chạy trên làn buýt nhanh chứ không dừng đón trả khách tại các điểm chờ giữa đường của tuyến BRT. Khi đến điểm dừng, buýt thường sẽ phải rời làn BRT và tiếp cận điểm dừng bên đường", Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành Giao thông đô thị Hà Nội nói.

Ông Hải cho biết, điều quan trọng là tổ chức giao thông trên tuyến, tổ chức việc ra vào làn BRT của buýt thường. "Chúng tôi đang chờ chỉ đạo cụ thể của TP. Ngoài ra, việc khảo sát, xử lý kỹ thuật để cho buýt thường nhập làn BRT cũng không mất nhiều thời gian", ông Hải nhận định.

buyt thuong chung lan brt buyt nhanh se lam canh rua bo
Thí điểm cho buýt thường chung làn buýt nhanh nhằm tăng năng lực vận tải của tuyến này. Ảnh: Di Linh

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, một chuyên gia giao thông cho rằng về nguyên tắc sẽ có ảnh hưởng đến xe buýt nhanh. Tuy nhiên, đối với thực tế tuyến buýt nhanh của Hà Nội thì sẽ không có ảnh hưởng.

Vị này lý giải rằng ở nước ngoài, tần suất xe buýt nhanh thường từ 3-4 phút nên chen phương tiện khác vào rất khó. Tuy nhiên, tại Hà Nội thì tần suất các chuyến cách xa nhau nhiều hơn.

Được biết, Buýt nhanh BRT đang phục vụ trên tuyến 17 giờ mỗi ngày, từ 5h sáng đến 22h đêm với tần suất phục vụ ngày thường 5-10-15 phút/lượt, Chủ nhật 7-10-15 phút/lượt.

chọn
Những khu đất có thể thu hồi để mở rộng Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy
Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng tuyến đường Vành đai 2 trên cao và dưới thấp đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy có tổng chiều dài gần 4 km với tổng mức đầu tư dự kiến 17.241 tỷ đồng.