Reuters đưa tin cuộc điều tra sẽ xem xét về việc liệu các nền tảng trực tuyến dẫn đầu thị trường có tham gia vào các hoạt động làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường, kìm hãm sự đổi mới hay làm hại người tiêu dùng hay không.
Bộ Tư pháp không nêu tên các công ty cụ thể, nhưng cho biết sẽ nhắm vào đơn vị tìm kiếm, mạng xã hội, dịch vụ bán lẻ trực tuyến và công ty sản xuất thiết bị điện tử. Dư luận ngay lập tức nghĩ ngay đến Big Tech - bộ tứ gồm Alphabet, Facebook, Amazon và Apple. Một nguồn tin bí mật của Reuters cũng xác nhận 4 tên tuổi này nằm trong diện điều tra.
Ngay khi tin tức lan ra, cổ phiếu của Facebook đã giảm 1,7%, Alphabet giảm 1%, Amazon giảm 1,2% và Apple giảm hơn 0,4%.
Lợi nhuận phụ thuộc vào quảng cáo, Facebook cần liên tục thu thập hành vi người dùng. (Ảnh: Techcrum).
Thông báo này được đưa ra một ngày trước khi Ủy ban Thương mại Liên bang chuẩn bị tuyên bố phạt Facebook 5 tỉ USD vì không bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Trước đó, vào tháng 3/2018, tờ The New York Times và tờ The Guardian loan tin Facebook cho phép Cambridge Analytica thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân của khoảng 87 triệu người dùng.
Đến tháng 4 năm nay, các nhà nghiên cứu của UpGuard, một công ty an ninh mạng, đã tìm thấy kho thông tin người dùng Facebook được lưu trữ công khai trên các máy chủ điện toán đám mây của Amazon.
Tháng 7 năm ngoái, Google nhận án phạt lên tới 5 tỉ USD, vì dùng hệ điều hành Android làm công cụ để buộc các nhà sản xuất điện thoại cài đặt trước các ứng dụng Google lên thiết bị. Cơ quan giám sát chống độc quyền của châu Âu đã phải mất 3 năm điều tra để cho ra kết luận. Đây là mức phạt lớn nhất vì vi phạm luật chống độc quyền từ trước đến nay.
"Táo khuyết" chào năm 2018 với bê bối làm chậm hiệu năng và giảm dung lượng pin các đời iPhone cũ, để người dùng phải nâng cấp lên dòng mới. Đến giữa năm, Chính phủ Mỹ phải "để ý" đến Apple vì 2 đơn kiện liên tiếp, với lí do Apple không thông báo cho người dùng biết về chức năng lưu trữ thông tin về vị trí của người dùng.
Tháng 1 năm nay, người dùng Apple lại dậy sóng vì một số ứng dụng iOS tự ý chụp ảnh gương mặt họ.
Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, thuộc Đảng Dân chủ, cho biết: "Bộ Tư pháp giờ đây phải táo bạo và không sợ hãi trong việc ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực độc quyền của Big Tech. Thờ ơ quá lâu, các nhà hành pháp giờ đây phải ngăn chặn lạm dụng quyền riêng tư, chiến thuật phản cạnh tranh, làm cản trở sự đổi mới và các dấu hiệu khác có được từ sức
Tim Cook khẳng định không độc quyền trong khi người dùng iPhone 6 luôn nghi ngờ smartphone của họ chậm đi sau khi cập nhật hệ điều hành. (Ảnh: Express).
Các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa cũng đang bày tỏ mối lo ngại ngày càng tăng về quy mô của các công ty công nghệ lớn và sức mạnh thị trường của họ. Ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Elizabeth Warren đã kêu gọi giải thể các công ty như Amazon, Apple, Google và Facebook cũng như xem xét lại các thương vụ M&A trước đó của họ.
Quốc hội đã tổ chức một loạt các phiên điều trần vào năm ngoái, để xem xét sự thống trị của các công ty công nghệ lớn và vai trò của họ trong việc thay thế hoặc nuốt chửng các doanh nghiệp hiện có. Representative David Cicilline, thuộc Đảng Dân chủ, cho rằng: "Google, Amazon, Facebook và Apple là 'tứ giác quỷ' khi ngăn chặn các công ty mới khởi nghiệp tham gia thị trường, với các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo đe dọa đến những tên tuổi này".
Tháng trước, Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook chia sẻ với CBS News rằng cuộc điều tra sắp tới là công bằng nhưng không quên khẳng định Apple chưa bao giờ có dấu hiệu của chủ nghĩa độc quyền.
Tuần trước, Adam Cohen, người đứng đầu chính sách cạnh tranh và kinh tế Google tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, chia sẻ trước truyền thông rằng công ty đã tạo ra sự cạnh tranh mới trong nhiều lĩnh vực và áp lực cạnh tranh này khiến các đối thủ lo ngại.