Cá biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn để ăn?

Ông Phong cho biết vùng biển ô nhiễm thì cũng giống như một cơ sở sản xuất không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm được sản xuất sẽ không đảm bảo an toàn để người dân sử dụng.

“Đã là vùng biển có sự cố và sự cố đó chưa được khắc phục thì thuỷ hải sản được đánh bắt trong vùng biển là không an toàn đối với sức khoẻ người sử dụng. Nước biển có thể đạt quy chuẩn để tắm nhưng chưa chắc thuỷ hải sản trong vùng biển đó đã an toàn để sử dụng”- Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã khẳng định như vậy ngày 25/8 khi trả lời báo giới câu hỏi "cá miền Trung đã ăn được chưa?"

Ông Phong cho biết vùng biển ô nhiễm thì cũng giống như một cơ sở sản xuất không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm được sản xuất sẽ không đảm bảo an toàn để người dân sử dụng. Do đó, hải sản đánh bắt ở các vùng biển có sự cố môi trường cũng không nên sử dụng.

“Hiện tại để đưa ra một kết luận chính xác đầy đủ, chúng ta cần chờ đợi thêm. Dự kiến đến đầu tháng 9, Bộ Y tế sẽ có công bố ban đầu về kết quả về cá miền Trung sau sự cố Formosa. Mục tiêu số một là sức khỏe của người dân. Vì thế, nếu thuỷ, hải sản được đánh bắt ở vùng có nguy cơ, cần trữ đông chờ kết quả xét nghiệm của cơ quan chức năng ”- ông Phong nhấn mạnh.

Cũng theo ông Phong, trong số 24 mẫu thuỷ hải sản được lấy gần đây nhất, chỉ phát hiện 1 mẫu vượt ngưỡng kim loại nặng (chì), báo Người Lao động thông tin.

Trước nguồn tin cho rằng các kết quả xét nghiệm về cá miền Trung tại các vùng biển có cá chết là bất nhất, ông Phong khẳng định: không có sự mâu thuẫn. Theo ông Phong kết quả xét nghiệm cá có sự khác nhau là do mẫu cá lấy tuỳ từng thời điểm, từng vùng biển khác nhau. Mẫu cá tháng 4 và 5 công bố chủ yếu khai thác ở vùng ngoài khơi, đánh bắt xa bờ. Còn mẫu cá lấy trong tháng 7 là cả ngoài khơi và gần bờ, trong đó có 7/27 mẫu vượt ngưỡng về kim loại nặng.

ca bien 4 tinh mien trung an duoc da an toan de an
Theo đại diện Bộ Y tế, hải sản đánh bắt ở các vùng biển có sự cố môi trường cũng không nên sử dụng. (Ảnh minh họa).

Lại phát hiện mẫu cá, ghẹ tại Hà Tĩnh nhiễm phenol, cyanua

Báo Dân Trí thông tin, kết quả kiểm nghiệm mới nhất của Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm với 9 mẫu cá, ghẹ được lấy từ Hà Tĩnh cho thấy 9 mẫu cá các loại và ghẹ Hà Tĩnh gửi đi xét nghiệm thì có tới 5 mẫu nhiễm xyanua, 3 mẫu nhiễm phenol và 1 mẫu có hàm lượng cadimi vượt ngưỡng cho phép.

Kết quả trên được Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia báo cáo Cục An toàn thực phẩm hôm 22/8.

Cụ thể, có 5 mẫu nhiễm xyanua gồm cá mỏ neo với hàm lượng 3,9 mg/kg; cá đuối, ghẹ 3 mắt hàm lượng 0,8 mg/kg; cá nhồng với hàm lượng 0,6 mg/kg; cá man hàm lượng 0,5 mg/kg.

3 mẫu hải sản phát hiện có phenol là cá đuối với hàm lượng 14 mg/kg, cá man 8,3 mg/k, ghẹ 3 mắt 10 mg/kg.

Được biết, những mẫu cá này được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh lấy ngày 5/8 tại Gò cá Cẩm Nhượng, chợ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), biển Kỳ Anh.

Theo như kết quả kiểm nghiệm này, các mẫu hải sản chứa hàm lượng phenol cao hơn nhiều so với mức phenol được phát hiện trong 30 tấn cá cục đông lạnh tại Quảng Trị thời điểm đầu tháng 6 là 0,037 mg/kg.

Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết các mẫu hải sản được lấy kiểm nghiệm từ đầu tháng đến ngày 19/8 cho thấy các mẫu hải sản không an toàn ngày càng giảm xuống.

Cụ thể, trong 18 mẫu hải sản được lấy từ tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) được kiểm nghiệm chỉ phát hiện một mẫu có lượng cadimi vượt ngưỡng.

Trước đó trả lời về chất phenol trong hải sản, Cục An toàn thực phẩm khẳng định đến nay trên thế giới chưa có nước nào giám sát phenol, xyanua trong hải sản vì thế nên không quy định ngưỡng các chất này trong thực phẩm. Sau sự cố môi trường, các chất này mới được đưa vào giám sát, kiểm nghiệm.

Phenol có thể tìm thấy trong xúc xích, thịt gà rán, chè đen lên men… và cũng tồn tại tự nhiên trong thực phẩm, ở trái cây như cà chua, táo, lạc, chuối hàm lượng cao, thậm chí sữa.

Chưa quốc gia nào đặt ra ngưỡng an toàn của phenol trong thực phẩm. Tuy nhiên một số nghiên cứu của Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu cho thấy lượng phenol ăn vào hàng ngày của cơ thể người qua thực phẩm ở 0,18 mcg/kg thể trọng trên một ngày là an toàn.

Còn với Xyanua, phần lớn lượng xyanua có trong nước và đều xuất phát từ quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của xyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất hữu cơ, những công việc liên quan sắt và thép.

Trước đó, đầu tháng 4, hiện tượng cá biển chết hàng loạt khởi nguồn từ khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan đến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Tại cuộc họp báo ngày 30.6, Chính phủ công bố thủ phạm khiến cá biển miền Trung chết hàng loạt là Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Công ty đã thừa nhận sai phạm, cúi đầu xin lỗi và chấp nhận đền bù 500 triệu USD để khắc phục hậu quả.

Triệu chứng khi ăn phải thực phẩm nhiễm cadimi Cadimi thuộc nhóm kim loại nặng cùng với chì, thủy ngân. Đây đều là các độc chất thuộc loại độc nhất đối với cơ thể con người. Cadimi được dùng trong sản xuất pin, ắc quy, dùng mạ kim loại. Các nhà khoa học đã tìm ra cadimi có rất nhiều tại các kênh, rạch, sông ngòi, có thể nhiễm độc vào thuỷ hải sản (đặc biệt là cá rô phi) và gây hại cho con người.

Cadimi là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, thiếu máu, suy gan thận rất nặng, gây nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai thì làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi.

Nếu ăn phải thuỷ hải sản nhiễm cadimi rất có thể gặp những triệu chứng: Mệt mỏi, nhức đầu, ói mửa, mất vị giác, gặp các vấn đề về thận… Khi đã bị ngộ độc cadimi chỉ có thể trị các triệu chứng của rối loạn chứ không có thuốc chữa trị ngộ độc cadimi đặc hiệu. Vì vậy, tốt nhất là đừng để cadimi có điều kiện tiếp xúc, xâm nhiễm làm hại cơ thể.

Thông tin trên báo Dân trí, phần lớn cadimi thâm nhập cơ thể sẽ đến thận và gan và lưu lại đó trong nhiều năm. Một phần nhỏ cadimi đi vào cơ thể sẽ được thải trừ chậm qua nước tiểu và phân. Cơ thể có thể chuyển phẩn lớn cadimi thành dạng vô hại, nhưng quá nhiều cadimi có thể gây quá tải đối với khả năng của gan và thận.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.