Cả Sài Gòn có 208 nhà vệ sinh công cộng nhưng người dân không biết ở chỗ nào

“Tôi phải hỏi tới ba người khác nhau, đi qua 4 ngã rẽ đèn đỏ mới thấy nhà vệ sinh công cộng nhưng lại không dám vào vệ sinh vì sợ mất xe máy ở ngoài”, một bạn sinh viên chia sẻ.
khong co nha ve sinh cong co ng dan tie u o dau
Một nhà vệ sinh công cộng mới được xây dựng, sạch đẹp tại công viên Lê Văn Tám (quận 1), Ảnh: Duy Phong

Thời gian vừa qua người dân tại TP HCM rất quan tâm tới thông tin xử phạt những người tiểu bậy, phóng uế trên đường cũng như các khu vực công cộng. Theo quy định mới được áp dụng, mức phạt tiền sẽ tăng gấp 10 lần so với trước đây. Cụ thể nếu trước đây mức phạt đối với người tiểu bậy sẽ từ 200.000 đến 300.000 thì quy định mới mức phạt sẽ tăng từ một triệu đến ba triệu đồng.

Tuy nhiên cho đến thời điểm này nhiều người vẫn chưa biết về quy định mới và không ít trường hợp vi phạm đã bị các đơn vị chức năng phát hiện lập biên bản phạt hành chính cũng như cảnh cáo bằng việc xin nước để dội sạch nơi mình vừa tiểu, ký biên bản không tái phạm.

Bên cạnh nhiều ý kiến ủng hộ quy định này của TP thì cũng không ít người cho rằng TP HCM hiện có quá ít nhà vệ sinh công cộng để đáp ứng nhu cầu cho người dân cũng như du khách. Không những thế, các nhà vệ sinh công cộng hiện tại lại đặt tại các vị trí không thuận tiện khiến việc tìm nơi "giải quyết nhu cầu" rất khó khăn.

khong co nha ve sinh cong co ng dan tie u o dau
Một nhà vệ sinh công cộng khác nằm khuất trong công viên, nhưng lại bị cấm đậu xe, đỗ xe khiến người có nhu cầu sử dụng phải tìm chỗ gửi xe trước khi được tiểu tiện. Ảnh: Duy Phông

“Có hôm tôi ăn sáng ở nhà như bình thường rồi đi làm, quãng đường xa gần 10km mới đến chỗ làm mà không may bụng tôi đau âm ỉ suốt dọc đường, dù rất muốn dừng lại để “giải quyết” nhưng không dám vì đang ở giữa đường, vừa chạy tôi vừa nhìn bên đường để kiếm nhà vệ sinh công cộng nhưng càng tìm thì càng đau bụng hơn, tôi đành cố chịu cơn đau và phóng xe thật nhanh cho kịp tới cơ quan”, anh Minh Hùng, nhân viên một công ty tại quận 1 chia sẻ.

Cũng theo anh Hùng, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xây dựng, lắp đặt các nhà vệ sinh công cộng cùng lúc với công tác tuyên truyền, thay đổi dần ý thức của người dân trước khi thực thi theo đúng quy định.

Theo ghi nhận của PV, ngay tại trung tâm quận 1, nơi tập trung đông khách du lịch nhưng muốn tìm được một nhà vệ sinh công cộng là việc hết sức khó khăn. Không chỉ gây khó khăn cho những người mới chân ướt chân ráo lên thành phố mà cả những người dân sống nhiều năm tại Thành phố cũng bị lúng túng khi phải tìm nơi để giải quyết "nhu cầu".

khong co nha ve sinh cong co ng dan tie u o dau
Nhiều nhà vệ sinh không được sạch sẽ, mùi hôi thối bốc lên khiến nhiều người chỉ vào một lần mà không dám vào lại lần hai. Ảnh: Duy Phong

Anh Thành, chạy xe ôm tại khu vực nhà thờ Đức Bà khi được hỏi về nhà vệ sinh công cộng anh trả lời rằng: “Bây giờ em muốn đi cái nào, xa hay gần, xa thì gần một cây số còn muốn gần thì phải vào gửi xe đi rồi anh chỉ cho”. Một câu trả lời khiến người nhận cũng phải lắc đầu ngao ngán.

“Mỗi ngày có hàng chục người đi đường hỏi tôi: Nhà vệ sinh công cộng gần nhất? Nhiều lúc tôi cũng không biết phải trả lời sao, cái xa thì quá xa, cái gần thì họ đang đi đường không nhẽ bắt họ đi gửi xe, đáng ra phải có ngay một cái giữa công viên ai đi qua cũng thấy chứ có cái nằm thụt hẳn trong đường sách, cái thì mãi ở công viên Lê Văn Tám, phố đi bộ Nguyễn Huệ sao mà họ không đi bậy ngoài đường cho được”, anh Thành tỏ vẻ không hài lòng.

Để có cái nhìn thực tế, chúng tôi ghé vào một nhà vệ sinh công cộng tại ngã tư Cống Quỳnh – Nguyễn Thị Minh Khai, vừa mở cửa một mùi hôi sặc lên mũi, bên trong nhà vệ sinh mọi vật dụng đều khá dơ, đen ngòm và trông rất mất vệ sinh.

Nhà vệ sinh công cộng quá xa, khi vào thì không người coi xe, chỗ thì phải gửi xe mới vào được, vệ sinh lại không được sạch sẽ… là những lý do được nhiều người dân liệt kê ra khi được hỏi về nhà vệ sinh công cộng tại TP HCM.

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TP HCM, trên địa bàn Thành phố có khoảng 208 nhà vệ sinh công cộng. Trong đó, trên các tuyến đường, công viên, bến xe, chợ có khoảng 155 nhà vệ sinh công cộng. Tại các khu vực, địa điểm thu hút du lịch như: Bảo tàng Di tích lịch sử, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, chợ Bến Thành, chợ Tân Định, Thảo Cầm Viên, bảo tàng Tôn Đức Thắng… có khoảng 53 nhà vệ sinh công cộng. Các nhà vệ sinh công cộng hoạt động theo hình thức có thu phí hoặc không có thu phí, đối tượng phục vụ là khách vãng lai, khách du lịch và người dân trong khu vực.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ cho biết, Sở đang phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các quận/huyện rà soát lạị, khảo sát hiện trạng hiện hữu tại địa phương để đánh giá lại hiện trạng nhà vệ sinh hiện hữu trên địa bàn Thành phố.

Bên cạnh đó Sở cũng đã phối hợp với các sở ngành liên quan họp bàn, thống nhất việc đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng là phù hợp và cần thiết. Tuy nhiên, cần phải có sự khảo sát tổng thể để xác định quy mô đầu tư hợp lý, đồng thời phải có cơ chế phối hợp từ việc đầu tư đến vận hành, quảng cáo; phải phù hợp với nhu cầu của người già, trẻ em, người khuyết tật... mọi công tác sẽ được hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.