Cách 'đi đường tắt' của chàng trai 21 tuổi kiếm 22 tỷ đồng dễ hơn nhiều người startup

Không phải lập thương hiệu riêng, với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, chàng trai 21 tuổi Dylan Patel nhanh chóng kiếm về 1 triệu USD (hơn 22 tỷ đồng).

Trong một lần lái xe đến cửa hàng tạp hóa ở Richmond, Virginia, chàng trai trẻ Dylan Patel đã biết đến trung tâm thể dục, gym Orangetheory Fitness với nhiều khách hàng. Điều này đã vô tình trở thành động lực thôi thúc chàng trai Patel bắt đầu nghĩ đến sự nghiệp kinh doanh cho riêng mình.

Tháng 1/2016, khi là sinh viên năm nhất, Patel đã ký hợp đồng với công ty nói trên và mở chi nhánh riêng bằng số tiền vay từ bố mẹ và ngân hàng khoảng 500.000 USD.

Hiện nay, Dylan Patel có 2 phòng tập nhượng quyền thương hiệu Orangetheory Fitness ở Virginia và sắp mở phòng tập thứ ba vào mùa thu năm nay. Ngoài ra, cậu cũng đầu tư thêm 500000 USD mở spa nhượng quyền thương hiệu Hand & Stone

Các phòng tập nhượng quyền thương hiệu Orangetheory giúp cậu thu về hơn 1 triệu USD/năm và cậu tiếp tục dùng số tiền này đầu tư vào dự án khác. Dù mới mở nhưng spa nhượng quyền Hand & Stone cũng có trung bình 50 khách/tuần.

Theo Patel, chính việc tuyển được những người quản lý đáng tin cậy sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng công việc phải lo. Tuy nhiên, cái khó lại là cân bằng việc học và quản lý hoạt động của công ty có 50 nhân viên.

ca ch di duo ng ta t cu a cha ng trai 21 tuo i kie m 22 ty do ng de hon nhie u nguo i startup
Dylan Patel trở thành doanh nhân triệu USD khi còn là sinh viên năm nhất

Patel than thở, có những khi muốn về nhà sau khi học xong hay sau khi làm bài kiểm tra nhưng điều đó là không thể. Theo Patel, cậu chọn các môn học vào buổi sáng để dành thời gian còn lại cho kinh doanh. Ngoài ra, Patel thường tranh thủ thời gian nghỉ giữa giờ để trao đổi với những người quản lý ở công ty và tham gia các cuộc họp qua video trên đường đi.

Patel muốn học kiến thức về kinh doanh qua kinh nghiệm thực tiễn và hi vọng một ngày nào đó sẽ bắt đầu với lĩnh vực ngân hàng, đầu tư, bất động sản. Tuy nhiên, cậu luôn chú ý đến nhượng quyền thương hiệu để phát triển sự nghiệp.

Theo CNBC, trong cuộc sống ngày nay, ngày càng có nhiều câu chuyện về các tỷ phú trẻ tham vọng phát triển công ty từ gara ô tô hoặc phòng ký túc xá. Các doanh nhân và tỷ phú như Zuckerberg, Jobs, Gates ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Nhưng trong một thế giới như hiện nay, việc kinh doanh ngày càng bão hòa khiến mọi thứ trở nên khó khăn và đôi khi là không thể xây dựng sự nghiệp.

Vì vậy, ý tưởng làm nên sự nghiệp nhờ vào kinh doanh nhượng quyền thương hiệu như Patel là một ví dụ để có thể bắt đầu mà không cần sáng tạo ra một thương hiệu và vẫn tận dụng được lợi thế. Trong đó, lợi thế của kinh doanh nhượng quyền là tận dụng được hệ thống của công ty đã lập ra thương hiệu như tiếp thị, máy móc, phần mềm, hệ thống quản lý hàng tồn kho.

Kiếm bộn tiền nhờ hình thức nhượng quyền thương hiệu

Ông David McKinnon - Chủ tịch Ủy ban Nhượng quyền Thương mại Nextgen (Mỹ) - cho hay: "Thế hệ Y (sinh từ năm 1988 đến năm 2000) được biết đến với tinh thần kinh doanh riêng, không có gì ngạc nhiên khi nhiều doanh nhân trẻ tuổi chuyển sang kinh doanh nhượng quyền như một cách để phát triển sự nghiệp".

Hay như Andrea và Jessica Perez (Mỹ) - hai chị em đã chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu nhà hàng Wing Zone với dịch vụ giao pizza đêm muộn đã thu được nhiều thành công.

Để kinh doanh nhượng quyền nhà hàng nói trên, 2 cô gái trẻ cần có 60.000 USD, trong đó phí nhượng quyền là 25.000 USD còn lại là các chi phí khác. Những người bắt đầu kinh doanh nhượng quyền thường vay tiền để khỏi nghiệp nhưng 2 cô gái này lại lập kế hoạch kinh doanh rồi thuyết phục bố đầu tư tiền vào.

ca ch di duo ng ta t cu a cha ng trai 21 tuo i kie m 22 ty do ng de hon nhie u nguo i startup
Hai cô gái nhà Perez đã thu được thành công

Hiện nay, nhà hàng nhượng quyền Wing Zone của hai chị em thu về 170.000 USD/tháng. "Tháng đầu tiên, mọi thứ đều trục trặc. Máy sưởi, máy điều hòa, rửa chén, tủ lạnh đều hỏng và tốn 25.000 phí để duy trì kinh doanh:", Jessica nhớ lại.

Chỉ có vài nhân viên làm toàn thời gian nhưng chị em nhà Perez đã nhận được sự giúp đỡ từ mẹ, anh em họ và chồng của Jessica.

Trước khi chị em Perez mua nhượng quyền Wing Zone, cửa hàng nói trên lâm vào cảnh khó khăn. Công ty Wing Zone tỏ ra ngần ngại khi giao nhượng quyền cho chị em Perez khi còn quá trẻ. Tuy nhiên, nhờ sự đam mê với kinh doanh, 2 cô gái cùng cha mẹ đã bay tới Atlanta để thuyết phục Wing Zone.

Trong 1 tuần, 2 cô gái tham gia lớp học về kinh nghiệm quản lý cho đến kinh nghiệm làm nhân viên và phải vượt qua bài kiểm tra trước khi bắt đầu điều hành nhà hàng nhượng quyền. Sau 1 tuần, 2 cô gái đã chưng minh khả năng và đam mê nên Wing Zone đã đồng ý ký hợp đồng.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.