Cách xử lý mái ngói bị dột hiệu quả và nhanh chóng nhất năm 2022

Làm cách nào để xử lý mái ngói bị dột một cách hiệu quả và nhanh chóng là thắc mắc của khá nhiều gia đình đang sử dụng mái ngói hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay các cách xử lý mái ngói bị dột trong bài viết sau để tham khảo và áp dụng cho gia đình mình.

Gợi ý 5 cách xử lý mái ngói bị dột đơn giản

Một trong những loại mái nhà phổ biến nhất hiện nay, được nhiều gia đình sử dụng nhất là mái ngói. Những vết nứt, hở trên mái ngói xuất hiện là do chất lượng vật liệu chưa đảm bảo hoặc trong quá trình thi công bỏ qua công đoạn chống thấm cho phần mái nhà. Có rất nhiều cách xử lý mái ngói bị dột được các gia đình áp dụng, trong đó, phổ biến nhất là 5 cách sau:

Thay thế mái ngói bị nứt vỡ

Thay thế mái ngói bị vỡ là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi phát hiện ra mái nhà bị dột. Cách xử lý mái ngói bị dột này sẽ giúp bạn xử lý triệt để tình trạng mái ngót thấm dột, bạn có thể làm theo các bước sau đây.

Bước 1: Sử dụng một chiếc thang chắc chắn và leo lên mái ở đúng vị trí ngói đã xác định cần thay.

Bước 2: Khéo léo tháo dỡ viên ngói bị vỡ và đặt viên ngói hỏng sang một bên (sẽ xử lý sau khi hoàn thành thay ngói mới)

Nguồn: istockphoto

Bước 3: Cẩn thận đặt viên ngói mới vào vị trí viên ngói đã tháo ra đảm bảo viên ngói mới khớp với các viên còn lại. Ngói được lợp theo nguyên tắc xếp chồng mí lên nhau, nếu xếp không khít sẽ gây ra thấm dột.

Bước 4: Lặp lại quy trình cho đến khi bạn hoàn thành với tất cả các viên ngói khác cần thay trên mái nhà.

Sử dụng sơn chống thấm dột dành cho mái ngói

Nếu mái ngói còn mới nhưng bị nứt vỡ do thi công, lắp đặt sai cách thì bạn có thể dùng các loại sơn chống thấm dột dành riêng cho mái ngói để xử lý. Các bước để bạn sử dụng sơn chống thấm dột cho mái ngói sẽ như sau:

Bước 1: Bạn phải làm sạch nấm mốc, bụi bẩn bám trên mái ngói bị nứt vỡ bằng bàn chải cứng. Sau đó, bạn dùng hóa chất tẩy rửa để diệt rêu mốc do nước thấm vào vết nứt trên ngói lâu ngày để lại. Bước này rất quan trọng vì nếu bạn làm không sạch, vi khuẩn nấm mốc có thể phát triển trở lại và làm lớp sơn chống thấm mất hiệu quả khi thời tiết ẩm ướt kéo dài.

 Nguồn: istockphoto

Bước 2: Dùng hồ vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng dành cho ngói ngoài trời. Để đạt hiệu quả tốt nhất ở công đoạn này, bạn cần phải đảm bảo cho bề mặt trước khi sơn sạch sẽ, khô thoáng.

Bước 3: Sau khi chuẩn bị tốt phần bề mặt ngói, bạn tiến hành phủ một lớp sơn chống thấm dột lên bề mặt vật liệu, chờ sơn tự khô rồi phủ thêm từ 1 – 2 lớp sơn chống thấm lên trên.

Dùng băng keo chống thấm lên phần ngói bị hở

Nếu không muốn mất quá nhiều thời gian để chờ đợi sơn chống thấm khô, bạn có thể dùng phương pháp khác chính là sử dụng băng keo chống thấm lên phần ngói bị hở.

Băng keo chống thống thấm là một một loại băng keo dạng như băng dính, với lớp bên trên là phôi bạc cao cấp và bên dưới là hỗn hợp keo đặc, cho phép keo dính ngay lên bề mặt mái ngói sau khi dán, qua đó ngăn ngừa nước, hoặc các chất khác thấm qua bề mặt. Loại băng keo này thường mang lại hiệu quả ngay lập tức, dễ sử dụng và cực kỳ tiện dụng. Các bước dán băng keo chống thấm lên bề mặt ngói bị hở sẽ là:

Nguồn: istockphoto

Bước 1: Đầu tiên, chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt mái ngói, nhất là vị trí bị hở bằng cách dùng máy mài, bàn chải sắt hoặc giấy nhám rồi chà mạnh vào ngói nhà để loại bỏ tuyệt đối các vết ố, rêu mốc, cũng như các lớp vữa đã bị phong hóa từ lâu.

Bước 2: Sau khi chà sạch mái ngói xong, bạn lấy chổi quét sạch bụi bặm để khi dán lớp keo chống thấm lên sẽ đẹp hơn mà không bị nổi cộm, đồng thời còn giúp lớp keo được liên kết với bề mặt ngói chắc chắn hơn.

Bước 3: Bóc miếng dán bảo vệ lớp keo, trực tiếp dán lớp băng dính lên bề mặt mái ngói bị dột.

Dùng màng nhôm chống thấm dột

Tương tự như keo chống dính nhưng mỏng nhẹ hơn, màng nhôm chống thấm dột là một loại màng chống thấm tự dính, được kết hợp giữa bitum và nhựa polymer, giúp tạo nên một hợp chất có tính dẻo dai và độ đàn hồi tốt, che đi phần nứt vỡ, hở của mái ngói. Cách dùng màng nhôm chống thấm dột cho mái ngói như sau:

Bước 1: Trước hết, mái ngói cần được làm sạch bụi bẩn, đất đá, rêu mốc. Để tăng khả năng bám dính cho màng chống thấm, bạn nên sử dụng sơn lót quét một lớp mỏng lên mái ngói để chuẩn bị thi công.

Bước 2: Trải màng chống thấm tự dính mặt nhôm theo đúng chiều dài yêu cầu, rồi cắt theo kích thước mong muốn.

Nguồn: istockphoto

Bước 3: Đặt tấm màng chống thấm vừa được cắt lên vị trí mái ngói cần thi công và kiểm tra lại xem nó đã vừa khít chưa.

Bước 4: Bóc lớp màng silicon và dán cẩn thận sao cho diện tích ít nhất là 50mm.

Bước 5: Thực hiện dán màng từ giữa ra hai bên mép để không còn không khí ở trong. Phun một lớp vữa lên trên bề mặt lớp màng chống thấm vừa thi công xong để bảo vệ.

Thay mới máng xối lòng sâu cho mái ngói

Mái ngói bị dột có thể là do máng xối bị hư hại trong quá trình sử dụng, hoặc lỗ thoát nước của mái nhà quá nhỏ để thoát nước. Do đó, bạn có thể thay mới mới máng xối lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước cho mái ngói để cải thiện tình trạng này. Cách thay mới máng xối cho mái ngói nhà như sau:

Nguồn: istockphoto

Bước 1: Tiến hành tháo phần máng xối cũ, treo phần máng xối mới lên vị trí đã được đánh dấu, đặt độ dốc thích hợp bằng cách đóng đinh 1,3cm bên dưới lớp vỏ ở phía cao của máng xối.

Bước 2: Sau khi treo máng xối lên cần gắn hệ thống giá đỡ nhằm tăng độ chắc chắn và đỡ máng xối không bị rơi rớt ra khỏi mái ngói khi có lượng nước lớn ùa về.

Bước 3: Phần gốc của giá đỡ gắn vào hệ thống khung vì kèo mái nhà, phần còn lại uốn cong theo hình dạng và có kích thước lớn hơn máng xối, nhằm ôm trọn máng xối.

Bước 4: Khoảng cách giữa các giá đỡ đều nhau và được làm bằng thép không gỉ có độ bền cao góp phần tăng tuổi thọ máng xối.

chọn