Cấm đường cho xe buýt nhanh: Quá gấp sẽ là cú sốc với người dân?

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng việc cấm đường cho xe buýt nhanh quá gấp sẽ là "cú sốc với người dân".
 
cam duong cho xe buyt nhanh cu soc voi nguoi dan
Việc lấy thêm 3m để dành làm đường riêng cho xe buýt nhanh sẽ gây áp lực cho các phương tiện giao thông khác trên tuyến Yên Nghĩa - Kim Mã. Ảnh: D.Linh

Xe buýt nhanh chạy "đường riêng" cùng... xe máy

Sau một năm chậm tiến độ, dự án xe buýt nhanh BRT được vận hành thử từ ngày 15/12. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra thất vọng khi xe buýt chỉ chạy test kỹ thuật trong bến, không được trải nghiệm "cảm giác" xe buýt nhanh. Ngoài ra, tại thời điểm chạy thử, nhiều hạng mục của tuyến xe buýt này như nhà ga, bến chờ vẫn ngổn ngang chưa hoàn thiện.

Cùng với đó, Sở GTVT Hà Nội và Công an TP đã đưa ra phương án tổ chức lại giao thông trên tuyến Yên Nghĩa - Kim Mã nhằm ưu tiên cho xe buýt nhanh như cấm xe giờ cao điểm, tổ chức sơn kẻ vạch, lắp đèn tín hiệu, sử dụng rào chắn...

Theo đại diện thanh tra sở GTVT, để phục vụ việc thí điểm xe buýt cơ quan chức năng chỉ cấm các phương tiện dừng, đỗ trên hành lang dọc tuyến xe buýt. "Nguyên tắc là không cho người dân đi vào làn xe buýt. Trường hợp có ùn tắc thì xe có lực lượng xử lý sự cố có quyền mở lối cho phương tiện khác đi vào" ông Vũ Hà, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội cho biết.

cam duong cho xe buyt nhanh cu soc voi nguoi dan
Xe buýt nhanh có đường riêng nhưng có thể sẽ phải thường xuyên "mở lối" cho các phương tiện khác do tắc đường. Ảnh: D.Linh

Cũng theo ông Hà, công nghệ xe buýt nhanh tại Hà Nội là một trong những công nghệ được đánh giá là hiện đại nhất tại thời điểm này. Và Việt Nam là nước duy nhất mà xe buýt nhanh chạy trên "đường riêng" theo chế độ linh hoạt, phương án tổ chức giao thông với... xe máy.

Hiện, trên tuyến Yên Nghĩa - Kim Mã có nhiều phương tiện hoạt động và thường xuyên xảy ra ùn tắc. Trong khi đó, việc lấy ra 3m để dành làm đường riêng cho xe buýt khiến nhiều người lo ngại ùn tắc tăng thêm. Như vậy, lực lượng xử lý sự cố nhanh trên tuyến này có phải thường xuyên mở lối cho các phương tiện khác vào đường riêng xe buýt hay không?

Cú sốc với người dân?

Theo ông Hà, ngày 15/12, việc thử nghiệm chỉ ngằm khớp nối kỹ thuật giữa xe và nhà chờ, xe và bậc lên xuống. "Việc này có thể thực hiện trong bến hoặc ngoài đường. Tuy nhiên ở ngoài đường chưa công bố làn đường riêng cho xe buýt nhanh nên việc khớp nối trong bến sẽ tránh ảnh hưởng đến các phương tiện khác", ông Hà cho biết.

Khi trao đổi với PV vào sáng 16/12, ông Hà nói rằng hiện các tài xế đã nắm được, thuần thục quy trình ghép xe với bến đỗ và việc chạy thử trên đường sẽ phải chờ triển khai phân luồng, tổ chức giao thông. Trong khi đó, từ ngày 31/12, xe buýt nhanh sẽ đón người dân.

cam duong cho xe buyt nhanh cu soc voi nguoi dan
Đường riêng cho xe buýt nhanh ở Thái Lan. Ảnh: Find Your Space

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng do điều kiện hạ tầng nên chúng ta phải cho xe buýt nhanh chạy chung đường với các phương tiện khác theo chế độ ưu tiên. "Tuy nhiên, chúng ta nên tuyên truyền cho người dân biết sớm hơn, có thể là thông báo ngay từ đầu năm nay chứ không phải sắp chạy chính thức rồi mới đột ngột cấm. Đây sẽ là cú sốc với người dân", ông Liên nói.

Cũng theo vị này, tuyến xe buýt nhanh nên thử nghiệm dài hơn, lùi thời gian vận hành chính thức để có thời gian rút kinh nghiệm. Bởi lẽ trong quá trình thử nghiệm sẽ phát sinh nhiều vấn đề như xáo trộn giao thông, căn cứ tình hình thực tế để điều chỉnh việc phân luồng, cấm đường, lắp đèn tín hiệu và "có thể sẽ mất rất nhiều thời gian".

"Chúng ta cần nghiên cứu để tránh ùn tắc khi xe buýt nhanh đi vào hoạt động. Tránh trường hợp xe buýt nhanh thành chậm bởi vì chưa chạy đã ùn tắc rồi thì lúc chạy sẽ thế nào? Ngoài ra, khi cấm đường chỗ này thì người dân sẽ dồn sang đường khác, tuyến khác", ông Liên chia sẻ.

Dự án xe buýt nhanh Hanoi BRT là một hợp phần nằm trong dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1837/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 và sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới. Dự án này được coi là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đô thị, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng của TP Hà Nội. Hệ thống xe buýt nhanh Hanoi BRT do Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội triển khai xây dựng. Tuyến Xe buýt nhanh Hanoi BRT có chiều dài khoảng 14,7 km, với 21 nhà chờ (12 nhà chờ 4m và 9 nhà chờ 5m), 01 trạm chung chuyển bến xe Kim Mã, 01 trạm đầu cuối Yên Nghĩa, 04 cầu đi bộ tiếp cận nhà chờ và 01 trạm sửa chữa, bảo dưỡng trong bến xe Yên Nghĩa. Tuyến sẽ sử dụng loại xe buýt 12m.

Lộ trình Hanoi BRT gồm:

Điểm đầu: Bến xe Yên Nghĩa, điểm cuối: Kim Mã. Lộ trình Tuyến đi: Bến xe Yên Nghĩa - Ba La – Quang Trung (Hà Đông) – Lê Trọng Tấn – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ – Giang Văn Minh - Kim Mã.

21 nhà chờ cụ thể như sau:

Điểm đầu Yên Nghĩa - Nhà chờ Ba La - Nhà chờ Văn La - Nhà chờ Văn Phú - Nhà chờ La Khê - Nhà chờ KĐT ParkCity - Nhà chờ La Khê - Nhà chờ An Hưng - Nhà chờ Văn Khê - Nhà chờ Vạn Phúc - Nhà chờ Vạn Phúc 1 - Nhà chờ Vạn Phúc 2 - Nhà chờ Mỗ Lao - Nhà chờ Trung Văn - Nhà chờ Lương Thế Vinh - Nhà chờ Khuất Duy Tiến - Nhà chờ Nguyễn Tuân - Nhà chờ Hoàng Đạo Thúy - Nhà chờ Vũ Ngọc Phan - Nhà chờ Thành Công - Nhà chờ Triển lãm Giảng Võ - Nhà chờ Núi Trúc - Trạm Kim Mã.

chọn
Hình ảnh cầu Tam Tòa nối Nam Định - Ninh Bình sau 7 tháng thi công
Cầu Tam Tòa vượt sông Đáy trên tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình sau 7 tháng thi công đã dần thành hình.