Cam kết về thuế quan với mặt hàng rau quả trong VJEPA

Theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), đối với sản phẩm rau quả, Việt Nam chỉ xóa bỏ 6% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được kí kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009.

Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) mà cả hai Bên cùng là thành viên.

VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.

VJEPA: Cam kết về thuế quan với mặt hàng rau quả - Ảnh 1.

Đồ họa: TV

Cam kết về thuế quan với mặt hàng rau quả từ phía Việt Nam

Trong VJEPA, đối với nhóm sản phẩm rau quả, Việt Nam đưa ra mức cắt giảm thuế quan thận trọng, khi chỉ có 6% số dòng thuế được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Các dòng thuế còn lại chỉ được cắt giảm theo lộ trình 10 năm hoặc 15 năm, trong đó đa phần theo lộ trình 15 năm (91% số dòng thuế).

Chi tiết Lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam áp dụng với mặt hàng rau quả Nhật Bản theo VJEPA 






Cam kết từ phía Nhật Bản

Theo cam kết, Nhật Bản chỉ cam kết xóa bỏ khoảng 21% dòng thuế rau quả ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các dòng thuế còn lại được thực hiện theo nhiều lộ trình khác nhau, dài nhất là 15.

năm, trong đó lộ trình phổ biến nhất là 10 năm. Ngoài ra, còn có một số ít các dòng thuế Nhật Bản không có cam kết thuế quan (khoảng 9% dòng thuế).

Chi tiết Lộ trình cắt giảm thuế của Nhật Bản áp dụng với mặt hàng rau quả Việt Nam trong VJEPA

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.