Diễn viên Thúy Anh lúc khỏe mạnh.
Dù bị tai biến cách đây nửa năm, Thúy Anh gần đây mới chia sẻ bệnh tật. Diễn viên kể, tháng 9/2018, hai tuần trước khi sinh con gái, cô đột nhiên đau đầu, gáy tê rần. Bác sĩ nói cô bị xuất huyết mạch máu não nên mổ lấy em bé. Sau đó, cô hôn mê suốt hai tháng. Khi tỉnh lại, nửa người bên trái của cô không cử động được. Lúc đó Thúy Anh mới biết mình mắc chứng dị dạng mạch máu não.
Sáu tháng qua diễn viên Thúy Anh vật lí trị liệu. Nhờ kiên trì, tay trái của cô đã mở nắm được, chân trái chưa có dấu hiệu cử động. Cô vẫn ngồi xe lăn.
Dù bị tai biến cách đây nửa năm, Thúy Anh gần đây mới chia sẻ bệnh tật.
Xem thêm: Diễn viên Thúy Anh liệt nửa người vì xuất huyết não, phải sống nhờ tiền lương giáo viên từ mẹ
Diễn viên kể, tháng 9/2018, hai tuần trước khi sinh con gái, cô đột nhiên đau đầu, gáy tê rần. Bác sĩ nói cô bị xuất huyết mạch máu não nên mổ lấy em bé. Sau đó, cô hôn mê suốt hai tháng. Khi tỉnh lại, nửa người bên trái của cô không cử động được. Lúc đó Thúy Anh mới biết mình mắc chứng dị dạng mạch máu não.
Dị dạng mạch máu não là hiện tượng các mạch máu bất thường, rối loạn trong não. Các dị dạng này nối thông động mạch và tĩnh mạch não mà không đi qua các mao mạch, không cung cấp máu cho nhu mô não. Các dị dạng mạch máu này khi vỡ gây chảy máu não. Đây là một căn bệnh bẩm sinh và hết sức nguy hiểm.
Dị dạng mạch máu não là những bất thường bẩm sinh phát triển từ tuần thứ tư đến tuần thứ tám của thai kì khiến động mạch thông nối trực tiếp với tĩnh mạch không qua mạng lưới mao mạch trung gian, vì vậy, đa phần dị dạng mạch máu não có thể tồn tại lâu trong não mà không có bất kì triệu chứng gì.
Tuy nhiên, nguyên nhân của dị dạng mạch máu não vẫn còn nhiều bàn cãi, có thể liên quan đến nhiều yếu tố bao gồm cả tính di truyền và hoạt động kích thích sinh mạch (đây là một quá trình sinh lí, ở đó, những mạch máu mới hình thành từ những mạch máu sẵn có trước) có thể đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của dị dạng mạch máu.
Theo bác sĩ Bùi Long – Trưởng khoa Can thiệp tim mạch (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô), có hai loại bệnh dị dạng mạch máu não phổ biến là phình động mạch não và dị dạng thông động tĩnh mạch (AVM).
Dị dạng thông động tĩnh mạch máu não là hiện tượng các mạch máu bất thường, rối loạn trong não. Các dị dạng này nối thông động mạch và tĩnh mạch não mà không đi qua các mao mạch, không cung cấp đủ máu cho nhu mô não. Các dị dạng mạch máu này khi vỡ gây chảy máu não. Đây là một căn bệnh bẩm sinh và hết sức nguy hiểm.
Còn phình động mạch não là tình trạng phình giãn của động mạch não ở các vị trí khác nhau như động mạch cảnh trong, động mạch não giữa, não trước, động mạch thông trước, thông sau, thân nền... Tùy vị trí và kích thước túi phình mà nguy cơ vỡ khác nhau. 90% các trường hợp vỡ phình động mạch não sẽ gây hôn mê và có thể tử vong.
Ngoài ra, tăng huyết áp, tiền sử béo phì, ít vận động, cholesterol trong máu cao, áp lực cuộc sống cũng dẫn đến thực trạng dễ bị xuất huyết não ở người trẻ tuổi.
Thường thì bệnh nhân dị dạng mạch máu não không có triệu chứng, chỉ được phát hiện tình cờ khi đang điều trị một bệnh lí không liên quan khác. Nhiều bệnh nhân nhập viện với biểu hiện biến chứng có chảy máu.
Bệnh nhân mắc bệnh dị dạng mạch máu não thuộc nhóm 45 tuổi trở xuống và phát hiện khi bị chảy máu não, đau đầu, động kinh, hoặc tình cờ khi đi khám tầm soát. Ngày nay tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán dị dạng mạch máu não tăng lên nhờ những tiến bộ trong kĩ thuật ghi hình không xâm nhập.
Dị dạng mạch máu não có thể kích thích mô não chung quanh và gây ra một số triệu chứng chủ yếu là cơn co giật mới khởi phát, yếu hoặc liệt cơ, mất phối hợp, khó khăn khi thực hiện những động tác phức tạp, chóng mặt, đau đầu. Ngoài ra, bệnh nhân có vấn đề về ngôn ngữ, các cảm giác bất thường như: Tê, ngứa, đau tự phát...
Vì vậy, khi xuất hiện những cơn đau đầu thường xuyên, người bệnh nên đến bệnh viện để được khám, chụp chiếu, chẩn đoán và điều trị sớm, tránh hệ lụy chảy máu não, thậm chí tử vong.