Mân cỗ cúng Tất Niên sẽ linh hoạt theo phong tục tập quán của từng vùng miền, nhưng trên mâm cỗ và trong cả cách trình bày vẫn tuân theo một số quy ước riêng theo phong tục tập quán Việt.
Hương và đèn là hai thứ không thể thiếu trong cỗ cúng Tất Niên. Đèn tượng trưng cho mặt trăng (âm), mặt trời (dương). Vì vậy, trên ban thờ, gia chủ cần luôn để hai cây đèn ở hai bên. Bên cạnh đó, hương tượng trưng cho các vì tinh tú, sự kết nối giữa âm và dương, giữa mặt trăng và mặt trời.
Mâm ngũ quả là lễ vật tối quan trọng trong cúng Tất Niên. Tùy theo phong tục của từng miền, mân ngũ quả sẽ được xen kẽ với những loại hoa quỉa khác nhau. Ngoài miền Bắc thường chú ý tới việc hài hòa ngũ hành trong mâm ngũ quả. Trong Nam lại chuộng bày mâm ngũ quả thể hiện tâm nguyện cho năm mới “Cầu vừa đủ xài” với mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài,… Tuy không cần tuân theo quy định chặt chẽ về các loại quả cúng, nhưng mâm ngũ quả dành để cúng gia tiên, nên về chất lượng, các loại quả cần phải đẹp, ăn được, tức là vừa chính tới.
Cần hết sức lưu tâm, mâm ngũ quả không được dùng hoa quả giả, không nên dùng hoa quả xanh hoặc quá non. Không được đặt mâm ngũ quả chính giữa bát hương, tránh mất trục khí chính. Gia chủ có thể xem xét để bày mâm ngũ quả sang hai bên.
Mâm cỗ cúng Tất Niên là vô cùng quan trọng, cần được làm thịnh soạn hơn bình thường trong năm. Các món ăn trong mâm cơm không cố định, tùy theo đặc điểm vùng miềm, hoặc những món ăn gia đình ưa thích. Gia chủ cũng có thể chọn cúng cỗ chay thay cho cỗ mặn.
(Ảnh: TableNow) |
Cách trình bày mâm cỗ cúng Tất Niên
Mâm cơm cúng Tất Niên thường được đặt ở một cái bàn con bên dưới.
Trên ban thờ chính là hoa tươi, mâm ngũ quả và hương, kèm một ít vàng mã.
Tuy nhiều gia đình vẫn hay cắm “kim chi ngọc diệp” cành vàng lá ngọc vàng mã lên ban thờ để chiêu cầu tài lộc, nhưng gia chủ cần xem xét hỏi han kỹ lưỡng trước khi làm vậy, tránh rước khí âm gây bất lợi. Hoa bày trên ban thờ, cũng nên được ưu tiên là hoa tươi, hoa thật.
Ngoài ra, lễ cúng Tất Niên thường được tiến hành vào chiều 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa, nên do gia chủ là đàn ông, hoặc người lớn trong nhà thắp hương và khấn. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.
Cúng tất niên ngày nào, có bắt buộc phải cúng ngày 30 tháng Chạp?
Cúng tất niên là một trong những nghi thức cuối năm nhằm tiễn năm cũ, đón năm mới. Vậy năm 2019, nên cúng tất niên ... |
Những gợi ý cho mâm cỗ cúng tất niên trang nghiêm, đủ đầy
Cúng tất niên là nghi thức mời ba vị Táo quân về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Đồng thời, đây cũng là ... |
Chiều 30 Tết, người dân Hà Nội đi mua rau mùi già về tắm tất niên
Theo ghi nhận của chúng tôi, chiều 30 Tết, nhiều người dân ở Hà Nội đi mua rau mùi già về tắm tất niên và ... |
Cổ học 02:00 | 04/02/2019
Cổ học 01:00 | 03/02/2019
Thời sự 03:39 | 10/01/2019
Thời sự 14:00 | 04/01/2019
Cổ học 05:00 | 13/02/2018
Lối sống 01:00 | 12/02/2018