Khi chỉ còn vài giờ là đến thời khắc giao thừa, trên đường phố ở Hà Nội nhiều người vẫn miệt mài mưu sinh.
17h30 trên phố Phùng Hưng (Hà Nội), bà Nguyễn Thị Me (75 tuổi) vẫn miệt mài nhặt nhạnh những miếng bìa, lon bia, túi bóng.
"Chiều cuối năm, mọi người đoàn tụ bên mâm cơm gia đình, nhưng tôi cố nhặt nhanh trước khi về nhà để kiếm thêm được chừng nào hay chừng đó", bà Me chia sẻ.
Trên phố Nguyễn Trãi, nhiều người dân kiên nhẫn ngồi bán những cây mía được xếp theo cặp và buộc nơ.
Chị Lâm ở Nam Định làm nghề bán bóng bay với nhiều hình thù khác nhau. Chị cho hay, mọi năm vào những dịp giao thừa và thời khắc đón năm mới, chị bán được tới gần 400 quả bóng; năm nay chị mang theo 600 quả với hy vọng sẽ bán hết.
"Năm nào tôi cũng bán đến sáng mùng một rồi mới về quê đón tết", chị Lâm nói.
Người đàn ông làm nghề bơm vá xe và bán dầu hoả bên vỉa hè đường Tây Sơn. Năm nào ông cũng đón giao thừa cùng chiếc ghế gấp và cành đào.
Chị Vũ Thị Hằng là công nhân môi trường đô thị. "12 năm theo nghề này cũng là 12 năm không đón giao thừa ở nhà. Năm nay, trước khi ra khỏi nhà, con tôi nói đùa là mẹ đừng đi làm đến năm sau mới về nữa nhé", chị Hằng nói.
Chợ hoa Hàng Lược lúc 19h và những bó hoa bán vội giá 20.000 đồng.
Chậu hoa mai có nguồn gốc từ Bình Định, ngày giáp Tết bán từ 2 triệu đến 3 triệu, nhưng 19h30 ngày 30 tết bán 600.000 đồng/chậu.
"Sáng nay đưa ra 40 cây thì còn ế 30, tôi đang phải cắt bỏ cành giữ lại gốc để mang về", ông Trần Thăng (Văn Lâm, Hưng Yên) cho biết.
20h tại vườn hoa công viên Thống Nhất, người đàn ông bưng những gốc đào chưa bán được lên xe để chở về nhà. "3 tiếng nữa đến giao thừa, đào bán giá rẻ như cho mà không ai mua, nên tôi mang gốc về", ông này nói.
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.