Nghi thức cúng Tất niên theo quan niệm truyền thống của người Việt

Lễ tất niên cuối năm không chỉ là thời điểm để cả gia đình đoàn tụ sau một năm đi ngược về xuôi mà cũng là thời khắc để con cháu đời sau thể hiện sự thành kính, biết ơn với Thần Phật, tiên tổ đã phù hộ độ trì cho gia đình một năm an lành, hạnh phúc.
nghi thuc cung tat nien theo quan niem truyen thong cua nguoi viet
(Ảnh minh họa: Thế giới tiếp thị)

Ý nghĩa và nghi thức cúng Tất niên theo quan niệm truyền thống của người Việt

Sau một năm làm ăn vất vả, ngày cuối cùng của năm âm lịch là ngày để tổng kết và nhìn lại những thăng trầm của những ngày đã qua. Trong ngày tất niên, mọi người trong gia đình sẽ sửa soạn, quét dọn, trang trí lại nhà cửa, đón năm mới. Cùng với đó, mỗi gia đình người Việt sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng tất niên và cùng sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên.

Ý nghĩa lễ cúng tất niên

"Tất" là xong, "niên" là năm, tất niên được xem là nghi thức để tiễn biệt năm cũ để đón chào năm mới sắp đến. Thường tất niên sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu).

Theo truyền thống lâu đời của người Việt thì dù ai đi ngược về xuôi cũng đều cố gắng dành thời gian quây quần bên gia đình trong ngày tất niên để tổng kết năm cũ và tận hưởng không khí sum vầy của tình thân trong thời khắc sắp bước sang năm mới. Lễ Tất Niên từ lâu đã là một nét đẹp, một tập quán mang đậm văn hóa bản sắc truyền thống của người Việt Nam.

Nghi thức cúng tất niên

Mâm cúng tất niên

Thường các gia đình sẽ làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên trong nhà và một mâm cúng trời đất đặt ở khoảng sân hoặc ban công trước nhà. Mâm cúng tất niên thường có những món ăn đặc trưng của ngày Tết như bánh chưng xanh, con gà luộc, bát canh măng chân giò, bát miến nấu lòng gà thả nấm, một món chim tần hoặc đĩa giò lụa, giò xào, chả cốm, đĩa xào, nem rán và dưa hành ăn kèm, ở những vùng biển thường có nồi cá thu kho nước dừa.

Tùy theo phong tục từng vùng miền và điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng có thể thịnh soạn hay thanh đạm, tuy nhiên theo quan niệm của người Việt thì mâm cúng tất niên không thể thiếu những thành phần bắt buộc như hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trà, bánh chưng,... được bày biện trang nghiêm và do người chủ gia đình thành tâm khấn lễ. Thường thì lễ cúng tất niên do người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi đến các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.

Những lễ vật dâng gia thần, gia tiên trong mâm cúng tất niên phần nào thể hiện phong tục của từng vùng miền. Đơn cử như mâm tất niên của người miền Bắc nhất định không thể thiếu gà luộc lá chanh và giò thủ hay như miền Nam thì phải có tôm khô, củ kiệu và thịt kho nước dừa. Ngoài các thành viên trong gia đình thì chủ nhà có thể mời thêm bạn bè hay người thân, họ hàng cùng đến chung vui trong mâm cơm tất niên.

nghi thuc cung tat nien theo quan niem truyen thong cua nguoi viet
(Ảnh minh họa: Vạn sự)

Cách bày biện mâm cúng tất niên

Dù cúng chay hay cúng mặn thì mâm cúng cũng nên được đặt trên một cái bàn con bên dưới bàn thờ. Trên bàn thờ chính chỉ nên bày hoa tươi (tuyệt đối không dùng hoa giả), quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính nhưng không nên bày toàn bộ lễ vật lên đây.

Những lưu ý khi cúng tất niên

- Ngày nay nhiều gia đình lựa chọn cúng tất niên sớm trong khoảng vài ngày trước Tết để tiện tới thăm nhà nhau trong ngày cuối năm hoặc đi du lịch. Tuy nhiên thời điểm tốt nhất để làm lễ cúng tất niên là vào chiều hoặc tối 30 Tết vì khi ấy mọi việc chuẩn bị cho năm mới đã xong xuôi nhà cửa được dọn dẹp, trang hoàng tinh tươm, mọi thành viên trong nhà cũng trở về kịp để quây quần bên nhau.

- Khi làm lễ cúng tất niên tuyệt đối không nên cười đùa, nói chuyện to hoặc nói tục chửi bậy vì như vậy là bất kính, không thành tâm với bề trên.

- Tránh làm đổ vỡ đồ dùng, bát đũa,... trong nhà, đặc biệt là trong mâm cơm vì theo quan niệm của người xưa, đổ vỡ mang tới điềm xui xẻo, nếu rượu hoặc dầu đèn bị đổ ra nền nhà có thể thu hút ma quỷ kéo tới nhiều, gây điều phiền nhiễu, năm mới chẳng được yên lành.

- Không khí trong bữa cơm tất niên cũng rất quan trọng vì nó thể hiện không khí gia đình trong năm cũ và hi vọng vào năm mới gia đình vui vẻ, hòa thuận hơn. Vì thế nên hạn chế cãi cọ, nghi kị nhau trong lễ tất niên để không vận điềm xấu vào bản thân và gia đình trong năm mới.

XEM THÊM

nghi thuc cung tat nien theo quan niem truyen thong cua nguoi viet Cúng tất niên ngày nào, có bắt buộc phải cúng ngày 30 tháng Chạp?

Cúng tất niên là một trong những nghi thức cuối năm nhằm tiễn năm cũ, đón năm mới. Vậy năm 2019, nên cúng tất niên ...

nghi thuc cung tat nien theo quan niem truyen thong cua nguoi viet Những gợi ý cho mâm cỗ cúng tất niên trang nghiêm, đủ đầy

Cúng tất niên là nghi thức mời ba vị Táo quân về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Đồng thời, đây cũng là ...

nghi thuc cung tat nien theo quan niem truyen thong cua nguoi viet Cuối năm Mậu Tuất rút chân nhang, bao sái bàn thờ vào thời điểm nào là thích hợp nhất?

Cuối năm là thời điểm nhiều gia đình thực hiện việc rút tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ gia thần, gia tiên để đón ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.