Cuối năm Mậu Tuất rút chân nhang, bao sái bàn thờ vào thời điểm nào là thích hợp nhất?

Cuối năm là thời điểm nhiều gia đình thực hiện việc rút tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ gia thần, gia tiên để đón năm mới. Dưới đây là thời điểm vàng để bao sái bàn thờ cuối năm Mậu Tuất, mời bạn đọc tham khảo.
cuoi nam mau tuat rut chan nhang bao sai ban tho vao thoi diem nao la thich hop nhat
(Ảnh minh họa: dangcongsan.vn)

Thời điểm vàng để rút tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ năm Mậu Tuất

Bát hương là biểu tượng tâm linh thiêng liêng, là cầu nối thể hiện lòng tưởng niệm, biết ơn của gia chủ với các vị thần linh và tổ tiên trong nhà. Thông thường có ba loại bát hương là bát hương thờ Phật, thờ Thần và thờ gia tiên.

Trước đây dân gian có quan niệm rằng chân hương trong bát càng nhiều, xếp chồng lên nhau tầng tầng lớp lớp thì nhà càng có nhiều phúc lộc, may mắn. Tuy nhiên ông Vũ Thế Khanh ((Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học Công nghệ và tin học ứng dụng UIA) cho rằng quan niệm trên chỉ là suy đoán, không hề có căn cứ. Theo ông, tỉa chân hương là một trong những việc quan trọng nhất trong khâu dọn dẹp bàn thờ. Việc để bát hương quá đầy không chỉ khiến bát hương bị rác, bàn thờ bụi bẩn mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao.

Nên rút tỉa chân hương, bao sái bàn thờ vào thời điểm nào?

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho rằng không nhất thiết phải đợi đến dịp ông Công ông Táo hay gần Tết mới rút tỉa chân hương vì lo sợ phạm kỵ thần linh mà các gia đình hoàn toàn có thể chọn ngày cát lành trong năm để thực hiện, miễn sau thành tâm và làm đúng qui trình là được.

Thường thì thời điểm tốt nhất để rút tỉa chân hương, bao sái bàn thờ là ngày cuối cùng trong năm với quan niệm tiễn cái cũ, đón cái mới. Tuy nhiên do ngày cuối năm bận rộn nên các gia đình thường chọn làm trước rằm tháng Chạp hoặc trước lễ cúng ông Công ông Táo.

Một số chuyên gia phong thủy thì lại cho rằng việc tỉa chân hương cuối năm đón Tết Nguyên đán thích hợp nhất là sau lễ tiễn Táo quân chầu trời vì theo quan niệm dân gian, khi các Táo đi vắng thì các gia đình mới được tranh thủ bao sái bát hương, bàn thờ.

Như vậy trong năm Mậu Tuất 2018, thời điểm thích hợp nhất để thực hiện bao sái bàn thờ, rút tỉa chân hương là từ sau ngày 23 tháng Chạp (tức 28/1/2019) đến trước giao thừa (tức 12h đêm ngày 4/2/2019). Đây được xem là thời điểm "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" cho việc này.

Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân hương

Rút chân hương thế nào không phạm?

Để rút chân nhang không phạm, gia chủ cần thắp hương xin phép rồi tiến hành tỉa từng chân hương một và chỉ để lại một vài chân hương đẹp nhất. Thông thường số chân hương để lại sẽ là số lẻ: 3, 5, 7, 9.

Số chân hương đã tỉa sẽ được đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc chôn vào gốc cây trong sân vườn. Với các gia đình ở chung cư không có sân vườn thì có thể gom tro lại mang về nhà thờ tổ để chôn trong vườn.

Sau khi bao sái bàn thờ và tỉa chân hương xong, gia chủ thắp hương cẩn báo mời quan thần linh và gia tiên trở về.

cuoi nam mau tuat rut chan nhang bao sai ban tho vao thoi diem nao la thich hop nhat
(Ảnh minh họa: news4.vnay)

Ai là người bao sái bát hương, ban thờ?

Các gia đình nên chọn người chỉn chu, thành tâm trong việc thờ cúng để thực hiện công việc này vì việc bao sái bàn thờ, tỉa chân hương đòi hỏi sự tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính.

Trước khi bao sái, người được chọn cần tắm gội chay sạch, ăn mặc chỉn chu và thắp hương xin phép gia thần, gia tiên. Gia đình nên chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải đỏ, hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau để tránh bị lẫn lộn. Đợi hương tàn hãy bắt đầu công việc.

Với bát hương, nếu tro đầy thì dùng thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ bớt ra ngoài. Rồi lau bát hương bằng cách giữ cố định bát hương, lấy khăn ẩm nhúng rượu pha gừng đã giã nhỏ, hoặc nước thơm để lau cho sạch. Trong quá trình lau dọn nếu bát hương có xê dịch chút ít thì không đáng ngại, tuy nhiên gia chủ không nên bê bát hương đã an vị ra chỗ khác trong quá trình bao sái bàn thờ. Sau khi bao sái sạch sẽ hãy bày lại bài vị phật, thần, gia tiên như cũ.

cuoi nam mau tuat rut chan nhang bao sai ban tho vao thoi diem nao la thich hop nhat
(Ảnh minh họa: Xã luận)

Dùng nước gì để bao sái bàn thờ?

Lưu ý trong khi bao sái bàn thờ phải dùng nước ấm. Gia chủ có thể hòa rượu với gừng hoặc tỏi giã nhỏ để lau dọn bàn thờ vì theo dân gian thì tỏi và gừng có công dụng trừ tà hiệu quả, khi pha với rượu sẽ giúp tẩy uế, "quét sạch" những xui xẻo của năm cũ để sẵn sàng đón chào năm mới.

Bên cạnh đó, đây cũng là những nguyên liệu tẩy vết bẩn hiệu quả nên khi dùng để lau bài vị hay tượng thờ sẽ giúp chúng trắng sạch như mới.

Ngoài ra các gia đình có thể sử dụng nước từ 5 thứ thảo dược gồm quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn để bao sái bàn thờ. Đun các loại thảo dược trên với khoảng 1,5 lít nước và lau dọn bàn thờ khi nước hãy còn ấm.

XEM THÊM

cuoi nam mau tuat rut chan nhang bao sai ban tho vao thoi diem nao la thich hop nhat Cuối năm xử lí đồ thờ cũ như thế nào để tránh mạo phạm thần linh?

Bàn thờ tại gia là nơi tâm linh để thể hiện lòng thành kính thần linh, hướng về cuội nguồn và tưởng nhớ công ơn ...

cuoi nam mau tuat rut chan nhang bao sai ban tho vao thoi diem nao la thich hop nhat Chuyên gia phong thủy chia sẻ cách đặt tượng Phúc - Lộc - Thọ để gia đạo bình an, tiền vào như nước

Tượng Phúc Lộc Thọ (hay tượng Tam Đa) là một trong những đồ vật phong thủy thường thấy nhất trong mỗi gia đình người Việt ...

cuoi nam mau tuat rut chan nhang bao sai ban tho vao thoi diem nao la thich hop nhat Chuyên gia phong thủy chia sẻ cách lau dọn bàn thờ tránh tán lộc, động tài

Theo văn hóa tâm linh phương Đông, bàn thờ là nơi hiện diện của thần linh mang lại may mắn cho gia chủ. Bởi vậy, ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.