Cao tốc Bắc - Nam có thể là tiền lệ chưa từng có với đề xuất thu phí đường đầu tư công

Chính phủ kiến nghị triển khai đầu tư cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn. Đây cũng là một hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng.

Báo Chính phủ đưa tin, chiều 10/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về chủ trương xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Theo tờ trình của Chính phủ, với vai trò là trục xương sống, dự án đặc biệt quan trọng của đất nước, để triển khai thành công và sớm hoàn thành theo Kết luận số 18-KL/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ kiến nghị triển khai theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn Nhà nước. Đây cũng là một hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án như tờ trình của Chính phủ. Về sơ bộ tổng mức đầu tư, nguồn vốn và thu hồi vốn đầu tư, Chính phủ dự kiến phần vốn Nhà nước bổ sung 72.497 tỷ đồng sẽ cân đối từ “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” (chương trình). 

Ủy ban Kinh tế nhận thấy, dự án đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới, do đó cần tập trung ưu tiên bố trí vốn từ chương trình để bảo đảm tiến độ cho dự án.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) đánh giá, mặc dù Nhà nước đã dùng ngân sách để đầu tư nhưng Chính phủ đã đưa ra giải pháp thu hồi vốn bằng cách sau khi dự án hoàn thành sẽ tổ chức chuyển nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn. Đây là một hình thức xã hội hóa trong đầu tư. Đại biểu này cho rằng, phương án Chính phủ đưa ra là phù hợp. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Chính phủ cần bảo đảm minh bạch trong tổ chức thực hiện để không thất thoát nguồn lực đầu tư của Nhà nước.

Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, nên đầu tư công toàn bộ dự án vì dự án có mức tổng đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài nên kêu gọi đầu tư PPP trong thời điểm hiện nay sẽ rất khó cho nhà đầu tư. Nếu tiếp tục kêu gọi sẽ kéo dài thời gian, khó hoàn thành mục tiêu dự án đề ra. Nếu không kêu gọi thì lại không đúng theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội về xã hội hóa trong kế hoạch đầu tư.

Để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, việc Chính phủ đề xuất triển khai đầu tư công toàn bộ 12 dự án thành phần, sau khi hoàn thành nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn cho Nhà nước là ý tưởng có thể làm được dù chưa có tiền lệ, chưa có cơ chế về chính sách này.

chọn
[Photostory] Dự án có lượng booking khủng nhất Hà Nội trong quý I/2024
Ngày 1/3 vừa qua, CapitaLand đã chính thức khởi công dự án căn hộ cao cấp Lumi Hà Nội tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Theo CBRE, trong quý I, Lumi Hà Nội đã đạt được 4.500 booking, vượt hơn số lượng dự kiến chào bán ban đầu, giá bán dự kiến từ 66 triệu đồng/m2.