Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú gặp nhiều vướng mắc trong thực hiện báo cáo tiền khả thi

Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 có tổng chiều dài hơn 60 km theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h. Dự kiến thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án từ năm 2021 - 2025. Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 8.300 tỷ đồng.

Hướng tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú. (Ảnh: Báo Thanh niên).

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai, các cơ quan chức năng đang phối hợp để tháo gỡ các vướng mắc trong công tác thỏa thuận, thống nhất các công trình trên tuyến, các mỏ vật liệu và bãi đổ thải nhằm sớm hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1.

Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 9/2022.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

Bộ GTVT là cơ quan được giao nhiệm vụ triển khai dự án. Bộ GTVT sau đó đã giao Ban Quản lý dự án Thăng Long là đơn vị tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 có tổng chiều dài hơn 60 km theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h. Dự kiến thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án từ năm 2021 - 2025. Dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 8.300 tỷ đồng.

Mục tiêu đầu tư của dự án là đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên quốc lộ 20. Hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải TP HCM - Dầu Giây - Liên Khương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung.

Từ đó, tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam bộ với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch và góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Ông Đinh Công Minh, Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, theo kế hoạch, hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sẽ được hoàn thành trong tháng 1 và phê duyệt vào tháng 3. Tuy nhiên, do còn có những vướng mắc, đến nay, hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án vận chưa được hoàn thiện đầy đủ.

Theo ông Đinh Công Minh, quá trình hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hiện còn gặp vướng mắc về các công trình trên tuyến, nguồn vật liệu và vị trí các bãi đỗ thải.

Cụ thể, trên tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 có tất cả 60 vị trí giao cắt với các tuyến đường của địa phương bao gồm 22 vị trí giao cắt với các tuyến đường đã được quy hoạch và 38 vị trí giao cắt với các tuyến đường chưa được quy hoạch (đường dân sinh).

Trong 22 vị trí giao cắt với đường quy hoạch, có 17 vị trí đã được Ban Quản lý dự án Thăng Long, đơn vị tư vấn thống nhất với các cơ quan của địa phương. Với 5 vị trí còn lại vẫn chưa thống nhất được do còn có sự khác biệt về quy mô đầu tư cầu trên cao tốc và cầu vượt cao tốc. Trong khi đó, với 38 vị trí giao cắt với các đường dân sinh, hiện nay cũng còn 7 vị trí chưa thống nhất phương án cụ thể.

Ngoài ra, các mỏ vật liệu cung cấp cho dự án cũng như các vị trí đổ thải hiện cũng chưa hoàn thiện các thủ tục liên quan. Trong tháng 5 vừa qua, tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ GTVT, UBND tỉnh cũng đã thống nhất cơ bản về phương án đầu tư tại 5 vị trí giao cắt với các tuyến đường tỉnh.

Theo đó, Đồng Nai thống nhất về quy mô theo đề xuất của Ban Quản lý Dự án Thăng Long và đơn vị tư vấn để không làm tăng tổng mức đầu tư dự án.

Đối với 7 vị trí giao cắt với các tuyến đường dân sinh Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đơn vị liên quan xem xét, rà soát từng vị trí để có phương án phù hợp.

Theo lãnh đạo tỉnh, đối với các vị trí mà hai bên là các khu đông dân cư thì cần đầu tư hầm chui với tĩnh không lớn để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân. Tránh tình trạng đường cao tốc cắt ngang mà không có sự liên thông làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của địa phương.

Về khu vực đổ chất thải và mỏ vật liệu san lấp, lãnh đạo yêu cầu các địa phương xem xét rà soát lại những nơi có thể đổ chất thải cụ thể. Đánh giá các mỏ vật liệu san lấp phục vụ dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú cũng như các dự án giao thông của địa phương. 

chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.