Cáo trạng truy tố hai cựu lãnh đạo gây nên oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn

Hôm nay, ông Nguyễn Ngọc Cường – kiểm sát viên của VKSND tỉnh Bắc Giang giữ quyền công tố tại tòa đã công bố bản cáo trạng tại phiên xử hai cựu lãnh đạo gây lên oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn.

Theo bản cáo trạng truy tố, nhận được tin báo về vụ án mạng 15/8/2003, CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã thành lập hội đồng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi do ông Thái Văn Dũng (khi đó pà Phỏ thủ trưởng cơ quan CSĐT) chủ trì, Đặng Thế Vinh. QUá trình khám nghiệm, cơ quan điều tra thu giữu dấu vết một bàn chân dính máu, ngi do thủ phạm gây ra, một lưỡi dao nhọn đã mất cán dao.

Quá trình khám nghiệm không thu giữ được đôi dép của hung thủ để lại hiện trường, không phát hiện dấu vết hai chiếc nhẫn trên ngón tay của nạn nhân. Ngày 17/8/2003, Công an Bắc Giang kí quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời phân công Lê Văn Dũng, khi đó là Phó trưởng phòng PC16 trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ án.

Cùng ngày, ông Dũng phân công các điều tra viên Trần Văn Luật, Ngô Đình Dung, Đào Văn Miên, NGuyễn Hữu Tân và Nguyễn Hữu Thành điều tra vụ án, trong đó Luật là điều tra thụ lý chính. VKSND tỉnh Bắc Giang đã phân công kiểm sát viên Đặng Thế Vinh thực hiện việc kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử vụ án.

cao trang truy to hai cuu lanh dao gay nen oan sai cho ong nguyen thanh chan
HĐXX sơ thẩm ngày 19/1/2017 (Ảnh: Nhật Anh)

Theo lời khai của ông Nguyễn Thanh Chấn, từ ngày 23 đến 27/9/2003, cơ quan CSĐT Bắc Giang đã triệu tập ông Chấn đến làm việc. Quá trình làm việc, ông Chấn không nhận mình là thủ phạm nên đã bị điều tra viên Nguyễn Hữu Tân dùng dép đánh vào mang tai, đá vào người, bắt khai nhận.

Chiều ngày 28/9/2003, ông Chấn đã phải viết đơn tự thú, thừa nhận giết chết chị Hoan nên ngày 29/9, ông Thái Xuân Dũng đã kí quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với ông Chấn về tội giết người. Các quyết định này đã được VKSND tỉnh Bắc Giang phê duyệt.

Ngày 30/10/2003, ông Lê Văn Dũng chủ trì thực hiện điều tra cùng tham gia kí các điều tra viên Luật, Dũng, cán bộ phòng KTHS, KSV Vinh thực nghiệm điều tra. Ông Chấn đã thực hiện thành thục các hành vi giết chị Hoan như lời khai. Lời khai của ông Chấn, trong quá trình tạm giam, các điều tra viên đã bắt ông phải thực hành nhiều lần cho nhớ.

Tuy nhiên, tài liệu điều tra cho thấy việc nhận dạng không có người chứng kiến, đối tượng nhận dạng là một lưỡi dao đã mất cán, vật so sánh là 3 con dao nhọn có cán. Điều tra viên đã không hỏi ông Chấn căn cứ vào vết tích, đặc điểm gì để nhận ra con dao theo quy định pháp luật. Do đó không đảm bảo tính khách quan khi tiến hành nhận dạng, mặt khác có dấu hiệu sửa chữa biên bản nhận dạng từ 30/9 thành 30/10/2003.

Quá tình khám nghiệm hiện trường, CQĐT thu giữ được dấu vết bàn chân dính máu nghi do hung thủ để lại, ông Lê Văn Dũng đã chỉ đạo bằng miệng các điều tra viên rà soát các đối tượng thuộc diện nghi vấn, thu lấy mẫu vân chân gửi lên phòng KTHS để kiểm tra, so sánh, truy nguyên dấu vết phục vụ điều tra.

Các ĐTV sau đó đã tổ chức 5 đợt thu mẫu với tổng số 16 mẫu vân chân. Riêng ĐTV Luật đã lấy mẫu vân chân của 5 người, gồm ông Chấn. 16 mẫu này đã được gửi đến phòng KTHS để giám định.

Theo lời khai ông Bùi Đức Cường, trưởng phòng KTHS, nhận định vết chân dính máu chính là của hung thủ. Khi có kết quả giám định của phòng KTHS và Viện KHKTHS, ông Cường đã trực tiếp thông báo cho ông Lê Văn Dũng biết. Bà Dương Quý Loan, khi đó là đội phó KTHS được giao nhiệm vụ trực tiếp giám định dấu vết bàn chân dính máu đã xác định đỉ điều kiện truy nguyên cá biệt. Các điều tra viên trong đó có Luật đã mang 16 dấu vân chân đến để bàn giao giám định và thường xuyên hỏi về kết quả giám định.

Sau khi có kết quả giám định về 16 vết bàn chân không trung với vết bàn chân dính máu tại hiện trường, bà Loan đã thông báo bằng miệng cho các ĐTV và lãnh đạo PC16 để không ra quyết định trưng cầu nữa. Tuy nhiên, ông Lê Văn Dũng không công nhận việc đã được cơ quan giám định thông báo kết quả giám định, chỉ thừa nhận trong quá trình điều tra vụ án có chỉ đạo lấy các mẫu vân chân đưa đi giám định, sau khi nghe ĐTv báo cáo dấu vết thu giữ tại hiện trường không đủ cơ sở truy nguyên nên không ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản.

Bị can Trần Nhật Luật khai việc mình không làm thủ tục trưng cầu giám định bàn chân của ông Chấn đã được sự đồng ý của ông Lê Văn Dũng, còn Luật chỉ có trách nhiệm đề xuất.

Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của bà Dương Quý Loan có đủ cơ sở xác định Luật với trách nhiệm là thụ lý chính đã không báo cáo kết quả giám định ch ông Lê Văn Dũng mà đi đo kích thước bàn chân của ông Chân, lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, làm thay đổi bản chất vụ án. Đây là căn cứ để HĐXX TAND phúc thẩm sử dụng tài liệu này để nhận định mẫu vân chân của ông Chấn gần giống với bàn chân tại hiện trường để làn chứng cứ kết tội ông Chấn.

Ngày 2/2/2004, sau khi vụ án được kết thúc điều tra, KSV Vinh tiến hành phúc cung thì ông Chấn đã kêu oan, tố cáo các ĐTV đánh đập, ép lời khai. Sau khi lập biển bản, Vinh đã báo cáo lãnh đạo VKSND tỉnh Bắc Giang xin ý kiến chỉ đạo. VKS tỉnh sau đó phân công phòng 1 phụ trách, nhưng ông Chấn vẫn kêu oan và tố cáo bị ép cung nhưng k được xem xét điều tra.

Khi hoàn tất hồ sơ để chuyển tới TAND xét xử, Vinh đã tự ý rút bỏ hai biên bản hỏi cung ngày 2 và 3/2/2004 có nội dung phản ánh ông Chấn kêu oan và tố cáo các ĐTv bức cung nhục hình đua vào hồ sơ vụ án.

Đến ngày 15/3/2004, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên sơ thẩm, ông Chấn không thừa nhận giết bà Hoan và tố cáo bị ép cung. Nội dung đơn nhận tội, thư gửi về gia đình, việc nhận dạng hung khí,… là do bị ép, bắt phải khai theo ý các ĐTV. Gia đình nạn nhân cũng đề nghị xem xét lại việc chị Hoan mất 2 chiếc nhẫn nhưng phiên tòa đã bỏ qua, không xem xét đánh giá khách quan các lời khai của ông Chấn và gia đình bị hại, vẫn quy kết ông Chấn giết người.

Bị cáo kháng cáo kêu oan nên hồ sơ đã được chuyển lên TAND cấp cao tại Hà Nội để xét xử theo trình tự phúc thẩm. Trước khi xét xử, LS bào chữa cho ông Chấn đã nộp cho tòa một số chứng cứ chứng minh ông Chấn ngoại phạm, nhiều người dân cũng viết đơn về việc ông Chấn không phạm tội, gia đình bị hại cũng có đơn kháng cáo tăng hình phạt, tăng mức bồi thường, nhưng ông Phạm Tuấn Chiêm đã không nghiên cứu, đánh giá khách quan các chi tiết này.

Sau đó, tại tòa phúc thẩm, ông Chấn tiếp tục kêu oan, các nhân chứng khai ông Chấn có mặt tại quán bàng hàng tại thời điểm chị Hoan bị giết, ngoài ra nhiều người khác cũng có đơn gửi tòa án cung cấp chứng cứ ông Chấn ngoại phạm,… nhưng không được chấp nhận và tuyên y án. Như vậy, với tư cách là chủ tọa phiên phúc thẩm, ông Chiêm đã thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định về chức trachsm quyền hạn của chủ tọa phiên tọa trong việc đánh giá chứng cứ, vi phạm quy định bộ luật tố tụng hình sự.

Từ đó, VKSND Tối cao truy tố bị can Đặng Thế Vinh (SN 1961, nguyên trưởng phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang) và Trần Nhật Luật (SN 1959, nguyên phó trưởng Công an huyện Việt Yên) tội Làm sai lệch hồ sơ vụ án, bị can Phạm Tuấn Chiêm (65 tuổi, cựu thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao, chủ tọa phiên phúc thẩm bác đơn kêu oan của ông Chấn) phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.