Cáp quang biển chập chờn vào cuối tuần này

Cả hai tuyến cáp quang biển chập chờn cùng lúc khiến đường truyền Internet từ Việt Nam đi quốc tế ảnh hưởng vào cuối tuần.

Theo đại diện một ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet), kết nối từ Việt Nam đi quốc tế trong hai ngày cuối tuần (6 và 7/1) sẽ không ổn định. Nguyên nhân chính từ việc hai hệ thống cáp quang biển đang chiếm đa phần lưu lượng Internet Việt Nam là APG và AAG đồng thời có bảo trì.

cap quang bien chap chon vao cuoi tuan nay

Cụ thể, đơn vị vận hành cáp quang biển APG cho biết hệ thống sẽ tiến hành di chuyển cáp tại Singapore từ 0h ngày 6/1 tới 22h ngày 7/1 để phục vụ việc mở rộng sân bay Changi (Singapore). Phía quản lý AAG cho hay tuyến cáp này sẽ cấu hình lại nguồn từ ngày 6/1 và tới tận 9/1 mới có thể hoạt động ổn định trở lại.

"Vì vậy, đường truyền Internet từ Việt Nam đi quốc tế sẽ bị ảnh hưởng, có tác động tới toàn bộ nhà mạng trong nước và cả những đơn vị quốc tế có khai khác trên hai tuyến cáp trên", đại diện một ISP chia sẻ.

Các nhà mạng đều cho biết sau khi nhận được thông báo đã có kế hoạch tổ chức định tuyến, ưu tiên lưu lượng sang các tuyến cáp khác trên bờ cũng như ngầm biển. Hiện tại, các tuyến cáp quốc tế trên đất liền vẫn hoạt động ổn định, tuy nhiên đây đều là các tuyến có lưu lượng thấp, trong khi đường truyền chủ yếu phụ thuộc vào cáp AAG, APG.

Đây là lần đầu tiên trong năm 2018, tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam với quốc tế bị gián đoạn hoạt động, dù chưa phải sự cố hư hỏng. Trong năm 2017, các tuyến cáp quang biển chính liên tục gặp sự cố khiến Internet Việt Nam trong thời gian dài chậm và thiếu ổn định, dù các nhà mạng luôn có biện pháp dự phòng kịp thời.

Tuyến cáp AAG có tổng chiều dài 20.000 km và dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. AAG bắt đầu từ Malaysia và kết cuối tại Mỹ, với các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Bruney), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippines), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)... Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.

Không như AAG vận hành từ tháng 11/2009, tuyến APG mới thử nghiệm từ cuối tháng 10/2016 và vận hành chính thức từ tháng 12/2016. APG được nhận định sẽ góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam, trong bối cảnh tuyến cáp biển AAG thường xuyên gặp sự cố. Tuy nhiên, tuyến cáp này cũng liên tục trục trặc. Trường hợp đầu năm 2018 này không phải lần đầu tiên APG cùng AAG có vấn đề đồng thời.

cap quang bien chap chon vao cuoi tuan nay Internet Việt Nam đi quốc tế sẽ ổn định từ 26/10

Sự cố với tuyến cáp quang biển quốc tế AAG hôm 12/10 có thể được khắc phục hoàn toàn sau hai tuần.

cap quang bien chap chon vao cuoi tuan nay Cáp quang AAG sập nguồn, Internet Việt Nam chập chờn

Cáp quang AAG sập nguồn khiến đường truyền Internet từ Việt Nam đi quốc tế ảnh hưởng.

cap quang bien chap chon vao cuoi tuan nay Internet Việt Nam chập chờn vì 3 tuyến cáp quang cùng gặp lỗi

Lần đầu tiên 3 tuyến cáp quảng biển cùng gặp lỗi, trong đó có tuyến cáp AAG hiện chiếm 60% lưu lượng Internet từ Việt ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.