Cát biển sẽ giải bài toán thiếu vật liệu làm cao tốc tại ĐBSCL?

Bộ GTVT dự kiến sẽ triển khai sử dụng cát biển đắp đường với cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, dự kiến cuối năm 2023 sẽ đánh giá về việc sử dụng cát biển thay thế vật liệu đắp đường cho khu vực ĐBSCL.

 

Liên quan đến phương án bảo đảm nguồn vật liệu xây dựng cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Báo Chính phủ dẫn thông tin từ ông Nguyễn Tiến Minh, Cục phó Cục Đầu tư Xây dựng (Bộ GTVT) cho biết, 47 triệu m3 đất đắp nền các dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ tập trung ở 4 địa phương có cát cơ bản đáp ứng trữ lượng gồm: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Sóc Trăng. 

Nghị quyết của Chính phủ cho phép sử dụng cơ chế đặc thù nâng công suất các mỏ tối đa lên 50% và khai thác các mỏ mới giao cho nhà thầu triển khai. Thời gian vừa qua, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường làm việc với các địa phương khu vực ĐBSCL có nguồn cát và cả những địa phương không có nguồn vật liệu.

Theo đó, yêu cầu các địa phương có nguồn cát làm thủ tục triển khai các mỏ mới, giao các tỉnh theo thứ tự ưu tiên dự án nào cần trước thì cấp trước để phân bổ nguồn cát đảm bảo tiến độ thi công các dự án.

Song song với việc nghiên cứu khoanh vùng khu vực khoáng sản, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tham mưu cùng các Ban Quản lý dự án về việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp đường. Theo đánh giá của đơn vị tư vấn, về cơ bản cát biển đáp ứng yêu cầu về thành phần hạt để đắp nền đường. Hiện tư vấn đang đánh giá việc ảnh hưởng của nhiễm mặt với môi trường xung quanh khi sử dụng cát biển thay thế vật liệu đắp đường.

Bộ GTVT dự kiến sẽ triển khai sử dụng cát biển đắp đường với đoạn tuyến Hậu Giang - Cà Mau. Sau khi thử nghiệm sẽ có đánh giá để khoanh vùng cấp mỏ khai thác cát biển đưa vào sử dụng đắp đường. Dự kiến, đến cuối năm 2023 mới có thể có đánh giá về việc sử dụng cát biển thay thế vật liệu đắp đường. Hiện thi công cao tốc vẫn sử dụng cát sông.

chọn
Chuyên gia: Vàng tăng mạnh nhưng cũng không là gì so với đà tăng của giá bất động sản
TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết từ năm 1990 đến nay, giá vàng tại Việt Nam tăng khoảng 30 lần nhưng giá bất động sản đã tăng khoảng 100 – 400 lần.