Cầu Châu Đốc dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2024, sớm nửa năm so với kế hoạch ban đầu

Cầu Châu Đốc dài 667 m, rộng 14 m, với 4 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 534 tỷ đồng. Dự án đang vượt tiến độ và dự kiến sẽ hoàn thành giữa năm 2024 thay vì cuối năm như kế hoạch ban đầu.

Thi công cầu Châu Đốc. (Ảnh: Bộ Giao thông Vận tải).

Theo Cổng TTĐT Bộ Giao thông Vận tải, ngày 12/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thị sát tiến độ xây dựng cầu Châu Đốc, thuộc Dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ TX Tân Châu đến TP Châu Đốc, kết nối với hai tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp và khảo sát thực tế tình hình sạt lở bờ sông Hậu trên địa bàn tỉnh An Giang.

Đây là dự án giao thông quan trọng, góp phần kết nối liên vùng theo trục ngang của các tỉnh Tây Nam Bộ, nằm trên trục hành lang biên giới Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang. Dự án đang vượt tiến độ và dự kiến sẽ hoàn thành giữa năm 2024 thay vì cuối năm 2024 như kế hoạch ban đầu.

Cầu Châu Đốc dài 667 m, rộng 14 m, với 4 làn xe, với thiết kế cầu vĩnh cửu, kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Trong đó, chiều dài cầu chính 260 m; chiều dài cầu dẫn phía TX. Tân Châu 213 m và chiều dài cầu dẫn phía TP Châu Đốc khoảng 193 m. Tổng mức đầu tư công trình trên 534 tỷ đồng.

Đối với tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ TX Tân Châu đến TP Châu Đốc, đây là công trình giao thông cấp I với tổng chiều dài tuyến gần 21 km, trong đó tuyến chính dài hơn 17 km với điểm đầu tại nút giao với đường tỉnh 954, phường Long Sơn, TX Tân Châu, tỉnh An Giang và điểm cuối tại nút giao với quốc lộ 91, phường Vĩnh Mỹ, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Tại cuộc kiểm tra, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại mà các địa phương và nhân dân vùng sạt lở phải trải qua, đồng thời đề nghị các địa phương tiếp tục chủ động di dời người dân ra khu vực nguy hiểm, hỗ trợ họ ổn định cuộc sống.

Thủ tướng cũng đã đi thị sát khu vực sông Hậu có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn tỉnh An Giang, đến kiểm tra tiến độ thi công dự án kè chống sạt lở.

Thủ tướng đề nghị địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, thực sự cấp bách, ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản người dân, lập dự án cụ thể, nghiên cứu, cân đối, bố trí nguồn lực và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.