Câu chuyện của nhà tư vấn quan hệ cổ đông trở thành tỉ phú

Cổ phiếu của công ty tư vấn Nhật Bản tăng gần 2,5 lần trong vòng một năm qua, nó tăng giúp giám đốc điều hành trở thành tỉ phú.

Sự trỗi dậy của phong trào đầu tư chủ động gần đây ở Nhật Bản khiến giá cổ phiếu của IR Japan, một doanh nghiệp tư vấn chuyên giải quyết quan hệ cổ đông, tăng phi mã và đưa ông Shirou Terashita, giám đốc điều hành công ty, vào danh sách tỉ phú USD.

Giá trị tài sản ròng của Shirou Terashita tăng lên mức 1 tỉ USD do giá cổ phiếu IR Japan tăng 247% trong vòng một năm qua, theo Forbes.

Giới đầu tư tỏ ra lạc quan về triển vọng của IR Japan, công ty nổi tiếng với khả năng chuyên môn cao trong cuộc chiến với các nhóm cổ đông chủ động trong các đại hội cổ đông thường niên, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn như các biện pháp đối phó nhà đầu tư chủ động.

Câu chuyện của nhà tư vấn quan hệ cổ đông trở thành tỉ phú - Ảnh 1.

Shirou Terashita, giám đốc điều hành công ty IR Japan, hoạt động trong lĩnh vực quan hệ cổ đông từ năm 1982. (Ảnh: Forbes).

Báo cáo tài chính quí II của IR Japan cho thấy doanh thu tăng 9,7% so với cùng kì năm ngoái, đạt khoảng 2,38 tỉ yen (chừng 20 triệu USD), còn lợi nhuận ròng đạt 913 triệu yen, tăng 7,8% so với cùng kì năm trước.

Doanh thu trong năm tài khóa 2019 (kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng 3 năm nay) tăng 59%, đạt 7,7 tỉ yen, còn lợi nhuận ròng tăng 150% lên 2,4 tỉ yen.

"Các nhà đầu tư chủ động trở nên quyết liệt hơn trong đại dịch Covid-19. Số lượng quĩ đầu tư chủ động đệ trình đề xuất của cổ đông đã tăng lên mức kỉ lục mới trong năm nay.

Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe, chính phủ đã thúc đẩy nhiều cải cách dài hạn, ban hành qui tắc quản trị doanh nghiệp vào năm 2014 để khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức ép doanh nghiệp tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn. 

Năm 2015, Chính phủ ban hành qui tắc mới để bổ sung những qui định mà doanh nghiệp phải thực hiện.

"Áp lực cải cách quản trị doanh nghiệp, danh mục đầu tư đã đạt mức kỉ lục mới đã biến Nhật Bản thành thị trường có lực lượng nhà đầu tư chủ động lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ", IR Japan nhấn mạnh trong báo cáo.

Ra đời năm 1984, IR Japan giúp các doanh nghiệp đại chúng chuẩn bị cho các cuộc họp với cổ động và dịch tài liệu thuyết trình sang tiếng Anh. Terashita gia nhập công ty vào năm 1997, rồi nắm quyền điều hành vào năm 2008.

Mới tháng trước, IR Japan lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp đại chúng xuất sắc có doanh thu hàng năm dưới 1 tỉ USD và đà tăng trưởng ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phần lớn tỉ phú ở Nhật Bản kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, nên Terashita là một trường hợp khác biệt. Tỉ phú 61 tuổi hoạt động trong lĩnh vực quan hệ cổ đông trong suốt sự nghiệp từ năm 1982 tới nay, sau khi ông tốt nghiệp Đại học Aoyama Gakuin với tấm bằng quản trị kinh doanh.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.