Câu chuyện về vùng tử thần và những thi thể lộ ra khi lớp băng tan trên đỉnh Everest

Để chinh phục được "nóc nhà của thế giới", những nhà leo núi không chỉ cần trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng, độ gan dạ đến mức lì lợm mà còn cần đến rất nhiều may mắn nếu không, cái giá phải trả chính là sinh mạng của họ.

Everest đỉnh núi cao nhất thế giới

Với độ cao 8.848 m so với mực nước biển, Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới, nằm trong hệ thống dãy núi Himalaya ở châu Á. Đường lên đỉnh Everest là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc).

Được mệnh danh là "nóc nhà của thế giới" nên Everest là địa điểm được giới leo núi trên toàn thế giới mong muốn được một lần chinh phục.

Edmund Hillary và Tenzing Norgay là những nhà leo núi đầu tiên được biết là đã chạm tay tới đỉnh Everest, trong một cuộc thám hiểm do Anh tài trợ vào năm 1953.

Câu chuyện về vùng tử thần và những thi thể lộ ra khi lớp băng tan trên đỉnh Everest  - Ảnh 1.

Edmund và Tenzing trở thành hai người đầu tiên chạm tay vào giấc mơ của bất cứ nhà leo núi cự phách nào trong lịch sử. (Ảnh: National Geographic)

Câu chuyện về vùng tử thần và những thi thể lộ ra khi lớp băng tan trên đỉnh Everest  - Ảnh 2.

Khu vực Trại Nền là điểm dừng chân nghỉ ngơi quen thuộc trên đỉnh Everest. (Ảnh: globalcastingresources)

Những thi thể lộ ra khi lớp băng tan trên đỉnh Everest

Tuy nhiên, ngay khi đặt chân chinh phục đỉnh Everest, họ đã phải xác định sẵn một tư tưởng "dù có khỏe mạnh đến thế nào nhưng khi ở độ cao trên 8000 m so với mực nước biển thì sức khỏe đều trở nên vô nghĩa. Và việc không thể quay trở về là rất cao".

BBC New đưa tin, đã có hơn 4.800 người đã đặt chân lên đỉnh núi cao nhất thế giới này. Nhưng không phải ai cũng có đủ may mắn để chạm tay vào nóc nhà thế giới. Bởi gần 300 nhà leo núi đã bỏ mạng và hai phần ba số thi thể có lẽ vẫn bị vùi sâu dưới lớp băng tuyết dày. Nhiều thi thể của những nạn nhân xấu số đang được di dời khi sắp vào mùa leo núi.

Ang Tshering Sherpa, cựu lãnh đạo Hiệp hội leo núi Nepal, cho biết: "Mùa xuân đến và sự biến độ khí hậu khiến các tảng băng và sông băng đang tan chảy nhanh chóng và những xác chết bị chôn vùi suốt nhiều năm trước đang bị phơi bày". 

Những trận tuyết lở năm 2014 và 2015 đã giết chết hàng chục người trên đỉnh Everest gây ra nỗi mất mát kinh hoàng trong lịch sử của ngọn núi này. Ngoài ra những bệnh cấp tính khi leo núi như: Chóng mặt, nôn mửa, đau đầu cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt cái chết. 

Nhưng tại sao những thi thể vẫn nằm nguyên trạng ở vị trí đó mà không hề được dọn đi, thậm chí là trong rất nhiều năm qua?

Việc đưa một thân thể xuống dưới chân núi có thể tốn rất nhiều chi phí, khoảng 80.000 USD tương đương 1,85 tỉ đồng và mất khá nhiều công sức.

Hầu hết những cái chết đều do tuyết lở hoặc kiệt sức, điều này phần nào giải thích cho sự khó khăn trong việc lấy xác từ trên núi di chuyển xuống.

Cho nên những người leo núi ở độ cao này khi thấy ai đã tắt thở vì kiệt sức thì họ đều để nguyên xác ở tại vị trí đó.

Các chuyên gia cũng cho rằng một số nhà leo núi muốn được chôn cất trên núi nếu họ chết ở đó.  

Một xác chết có biệt danh "Giày xanh", được cho là của một người leo núi Ấn Độ, chết năm 1996, đã đóng vai trò đánh dấu quãng đường đi cho những người leo núi.

Câu chuyện về vùng tử thần và những thi thể lộ ra khi lớp băng tan trên đỉnh Everest  - Ảnh 3.

Xác chết có biệt danh 'Giày xanh' trở thành nỗi ám ảnh cho các nhà leo núi. (Ảnh: ststworld)

Hay như nhà leo núi Shriya Shah Klorfine tuy cô đã chinh phục thành công đỉnh Everest, song lại không thể chiến thắng tử thần trên đường xuống núi. Khi mất đi, thi thể cô được quốc kì Canada quấn quanh. 

Câu chuyện về vùng tử thần và những thi thể lộ ra khi lớp băng tan trên đỉnh Everest  - Ảnh 4.

Shah Klorfine đã chinh phục được đỉnh Everest nhưng cô lại tử vong trên đường xuống núi.

Hannelore Schmatz, người phụ nữ đầu tiên và cũng là công dân Đức đầu tiên đã leo lên đỉnh Everest. Tuy nhiên, cuối cùng cô đã phải bỏ mạng lại trên đường đi xuống vào năm 1979 vì kiệt sức và không bao giờ có thể vực dậy được nữa.

Câu chuyện về vùng tử thần và những thi thể lộ ra khi lớp băng tan trên đỉnh Everest  - Ảnh 5.

Nhà leo núi Hannelore Schmatz.

'Death Zone - Vùng Tử Thần' trên đỉnh Eversest

Ở độ cao trên 8000 m tính từ mực nước biển, lượng oxy cực kì loãng và hiếm hoi đã không đủ để duy trì sự hoạt động của não bộ, tim, cơ bắp và các cơ quan nội tạng khác.

Theo Hiệp hội Y khoa Hoàng gia Anh, ở độ cao khủng khiếp này, không khí chỉ còn khoảng 30% so với mực nước biển.

Ngoài ra việc sử dụng các cơ bắp cần thiết để leo núi cũng sẽ làm giảm lượng oxy vốn đã hiếm hoi trong cơ thể, đó là lí do người leo núi ở độ cao này rất dễ bị tê cóng vì lạnh. 

Câu chuyện về vùng tử thần và những thi thể lộ ra khi lớp băng tan trên đỉnh Everest  - Ảnh 6.

Đầu năm nay, Trung Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm số lượng người leo núi lên đỉnh Everest. Hình ảnh những người xếp hàng để được chinh phục Everest cũng làm dấy lên mối lo ngại về tác động môi trường tại nơi này.

Để chinh phục được "nóc nhà của thế giới" Everest, những nhà leo núi không chỉ cần trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng, độ gan dạ đến mức lì lợm mà còn cần đến rất rất nhiều may mắn nếu không, cái giá phải trả ngay lập tức chính là sinh mạng của họ.

Nepal ra quy định cấm người độc hành và người khuyết tật leo núi EverestNepal ra quy định cấm người độc hành và người khuyết tật leo núi Everest Có thể bạn chưa biết: Everest không phải núi có độ cao tuyệt đối nhất thế giớiCó thể bạn chưa biết: Everest không phải núi có độ cao tuyệt đối nhất thế giới Cụ ông 85 tuổi chết trên đường chinh phục đỉnh EverestCụ ông 85 tuổi chết trên đường chinh phục đỉnh Everest
chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.