Cây anh đào đen (hay còn gọi là cherry) là loài cây bóng mát ăn quả khá nổi tiếng ở một số nước ôn đới vì cây cho những bông hoa rực rỡ và những trái quả thơm ngon.
Cây anh đào đen hay còn gọi là cherry. (Ảnh minh họa) |
Hoa anh đào đen rất đẹp và rực rỡ. (Ảnh minh họa) |
Cây anh đào đen có trái rất mọng nước, rất giòn, có vị ngọt thanh mát và có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe như chống viêm, giảm đau viêm khớp, làm đẹp da, có lợi cho tim, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, chống sâu răng, chữa bệnh tiểu đường, làm chậm quá trình lão hóa, chữa ho... được sử dụng để làm bánh, kem, rượu hay trang trí cocktail, bánh ngọt…
Cây anh đào đen có trái rất mọng nước, có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe... (Ảnh minh họa) |
Mặc dù là trái cây sang chảnh, thơm ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên, mới đây một người đàn ông tại Anh đã suýt tử vong chỉ trong 10 phút sau khi ăn 3 hạt quả cherry khiến nhiều người lo ngại.
Theo đó, khi ăn anh đào, anh Creme đã làm vỡ hạt bên trong quả. Nhìn thấy trong hạt là lớp nhân có kết cấu và mùi vị giống hạnh nhân, Creme nghĩ rằng đây là loại hạt có thể ăn được và anh ăn thêm hai hạt nữa.
10 phút sau khi ăn hết ba hạt, Creme bắt đầu cảm thấy đầu óc mê man, đau đầu, cơ thể bắt đầu nóng lên, cảm giác dần đi vào hôn mê… nên được đưa đi cấp cứu.
Các bác sĩ cho biết Creme bị ngộ độc hạt cherry vì trong hạt này có chứa chất amygdalin. Chất này khi ăn vào cơ thể sẽ chuyển thành hydrogen cyanide, nếu ăn với số lượng nhiều, chất này có thể giết chết nạn nhân.
Anh Creme bị ngộ độc hạt cherry vì trong hạt này có chứa chất amygdalin. (Ảnh minh họa) |
Theo chuyên gia y tế, mặc dù trên bao bì của loại trái cây này không có cảnh báo ngộ độc nhưng người ăn cần phải biết hầu hết các bộ phận của cây cherry đều có độc, ngoại trừ phần thịt trái. Nếu chẳng may nuốt cả hạt cherry nguyên vẹn, ngộ độc có thể không xảy ra nhưng khi nuốt hạt cherry vỡ, không ai đảm bảo bạn sẽ không bị ngộ độc như Creme.
Trước thông tin này, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho biết trên báo Gia đình xã hội, quả cherry về cơ bản rất có lợi cho sức khỏe chứ không độc. Thủ phạm chính gây ra ngộ độc không phải là phần thịt quả cherry mà là hạt cherry và lá. Hạt cherry thuộc top 10 thực phẩm độc hại chúng ta hay ăn.
Trong Đông y, hạt anh đào có tính ấm, hơi độc vẫn được sử dụng để chữa trị một số bệnh có tác dụng giải độc, thúc sởi mọc, phát hãn, bài nùng, tan nhọt. Tuy nhiên, chỉ được dùng ngoài, nếu uống trong phải bào chế cẩn thận. Chẳng hạn chữa mụn nhọt, hạt bắt buộc phải mài với giấm rồi mới được bôi.
Bàn về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cũng phân tích, ngộ độc cherry chỉ xảy ra khi nhai vỡ hạt. Trong trường hợp nuốt phải một vài hạt cherry cũng sẽ không gây ngộ độc. Khi bị nghiền nát, nhai, hoặc thậm chí bị trầy xước thì mới sản sinh axit prussic (hydrogen cyanide) một chất cực độc đối với cơ thể con người.
Hầu hết các bộ phận của cây anh đào đen đều có độc, ngoại trừ phần thịt trái. (Ảnh minh họa) |
Khi ở liều thấp, nó gây mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, choáng váng,… Nặng hơn có rối loạn ý thức, hôn mê, ngừng thở, tụt huyết áp, co giật. Các triệu chứng xuất hiện nhanh sau khoảng 30 phút ăn. Còn ở liều cao, chất độc này làm rối loạn hô hấp, hạ huyết áp, đau đầu, hôn mê, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Nếu được điều trị sớm, kịp thời sẽ không để lại di chứng.
Ngoài loại hạt quả cherry, một số loại quả giàu giá trị dinh dưỡng nhưng nếu ăn hạt cũng sẽ nguy hiểm như hạt táo, lê, mận… Để đảm bảo an toàn, khi ăn cần loại bỏ hạt. Với trẻ nhỏ, tốt nhất người lớn nên loại bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn vì chúng thường tò mò dễ nuốt hoặc cắn vỡ hạt…
Hoa đỗ quyên có độc tố gây nguy hại tới con người như lời đồn thổi? | |
Ăn trái cây vào lúc nào để tốt cho sức khỏe nhất? | |
Ca hát là 'chìa khóa' cho cuộc sống lành mạnh |