Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Vị trí đặt cây để vượng tài lộc

Cây hạnh phúc là cây phong thủy thường được nhiều gia đình dùng để trang trí cho không gian sống vì nó luôn mang lại những điều cát lành đến cho cuộc sống lẫn sự nghiệp của gia chủ. Vậy, những người thuộc mệnh nào thì hợp với loài cây này?

Cây hạnh phúc hợp mệnh gì và tuổi nào?

Cây hạnh phúc (tên khoa học là Radermachera Sinica) là giống cây có nguồn gốc từ vùng phía Nam Âu và Tây Á và được du nhập vào Việt Nam trong vài năm gần đây. Loài cây này chịu nắng bán phần, có sức sống mãnh liệt và đặc biệt là sinh trưởng tốt trong môi trường thiếu ánh sáng nên được nhiều người lựa chọn để trang trí trong nhà. 

Dưới góc độ phong thủy, cây hạnh phúc được coi là “lá bùa” may mắn giúp người sở hữu giữ được những mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình, đồng thời còn mang lại cuộc sống viên mãn, đủ đầy và trọn vẹn cho cả nhà. 

Theo Ngũ hành tương sinh, màu sắc chủ đạo của cây hạnh phúc là màu xanh đậm nên rất phù hợp với hành Mộc bởi đây được xem là màu tương sinh của gia chủ mệnh này.

Bên cạnh đó, cây còn hợp với người mệnh Thủy và mệnh Hỏa vì Thủy sinh Mộc mà Mộc sinh Hỏa nên khi trồng cây này trong nhà, gia chủ có thể cân bằng được cuộc sống, “đón” tài lộc và gặp may mắn trong sự nghiệp.

Theo cách hiểu khác, thân của cây có màu nâu - tượng trưng cho người mệnh Thổ vì đây là màu tương sinh của hành Thổ. Trong khi đó, hoa của cây lại có màu trắng hoặc màu vàng nhạt nên rất hợp với những người mệnh Kim (màu tương sinh của hành Kim). Khi trồng cây hạnh phúc, những người mệnh này sẽ luôn gặp được nhiều vận may trong cuộc sống. 

Ảnh: Nội Thất Miền Bắc

Dựa theo cung mệnh, gia chủ có thể đối chiếu ra tuổi thích hợp để biết được có nên trồng loại cây phong thủy này trong nhà hay không, cụ thể như sau: 

Ngũ hành

Năm sinh

Kim

1954 (Giáp Ngọ), 1955 (Ất Mùi), 1962 (Nhâm Dần), 1963 (Quý Mão), 1970 (Canh Tuất), 1971 (Tân Hợi), 1984 (Giáp Tý), 1985 (Ất Sửu), 1992 (Nhâm Thân) và 1993 (Quý Dậu).

Mộc

1950 (Canh Dần), 1958 (Mậu Tuất), 1959 (Kỷ Hợi), 1972 (Nhâm Tý), 1973 (Quý Sửu), 1980 (Canh Thân), 1981 (Tân Dậu), 1988 (Mậu Thìn) và 1989 (Kỷ Tỵ)

Thủy 

1952 (Nhâm Thìn), 1953 (Quý Tỵ), 1966 (Bính Ngọ), 1967 (Đinh Mùi), 1974 (Giáp Dần), 1975 (Ất Mão), 1982 (Nhâm Tuất), 1983 (Quý Hợi), 1996 (Bính Tý) và 1997 (Đinh Sửu)

Hỏa

1956 (Bính Thân), 1957 (Đinh Dậu), 1964 (Giáp Thìn), 1965 (Ất Tỵ), 1978 (Mậu Ngọ), 1979 (Kỷ Mùi), 1986 (Bính Dần), 1987 (Đinh Mão), 1994 (Giáp Tuất) và 1995 (Ất Hợi)

Thổ 

1960 (Canh Tý), 1961 (Tân Sửu), 1968 (Mậu Thân), 1969 (Kỷ Dậu), 1976 (Bính Thìn), 1977 (Đinh Tỵ), 1990 (Canh Ngọ), 1991 (Tân Mùi), 1998 (Mậu Dần) và 1999 (Kỷ Mão)

 

Ảnh: Vietnamnet

Những vị trí đặt cây trong nhà giúp gia chủ “sinh tài nhận lộc”

Lựa chọn vị trí đặt cây hợp phong thủy cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng vì nếu đặt đúng chỗ sẽ giúp mang lại may mắn, tài lộc và thành công cho gia chủ. Cửa chính, phòng khách, nhà bếp,... là những vị trí mà bạn nên ưu tiên để trang trí cây trong nhà. 

- Cửa chính: Được ví như “bộ mặt” của ngôi nhà, đồng thời còn là nơi dẫn vượng khí vào nhà. Do đó, khi đặt cây hạnh phúc ở ngay cửa chính, gia chủ có thể “rước” tài lộc và “đón” may mắn, đồng thời còn tránh tạo điều kiện cho những dòng năng lượng xấu di chuyển vào trong nhà. 

- Phòng khách chính: Là không gian được đặt ở vị trí trung tâm và hội tụ được nhiều vượng khí nhất trong ngôi nhà. Chính vì vậy, đặt cây hạnh phúc ở khu vực này là cách giúp gia chủ “mở cung” tài lộc, “thăng quan tiến chức” trong sự nghiệp và “thuận buồm xuôi gió” trong cuộc sống.

- Bếp chính: Là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân và sức khỏe. Vì vậy, khi đặt cây hạnh phúc trong bếp, gia chủ có thể nhận được những điều tích cực này trong cuộc sống. 

- Bàn làm việc: Là vị trí quan trọng có ảnh hưởng đến vận trình sự nghiệp của gia chủ. Do đó, trang trí cây hạnh phúc ở đây là gợi ý tuyệt vời để giúp cho công việc của gia chủ luôn hanh thông và sự nghiệp phát triển tốt đẹp. 

Ảnh: Thư Nguyễn 

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.