CDC Trung Quốc tin vắc xin Covid-19 sẽ có vào tháng 11

Bà Wu Guizhen, đại diện CDC Trung Quốc cho biết vắc xin Covid-19 sẽ phân phối rộng rãi vào tháng 11 hoặc tháng 12 năm nay.

Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Tính đến nay, toàn cầu ghi nhận hơn 29 triệu ca nhiễm, số người thiệt mạng đang ở mức hơn 920.000 người và con số này dự kiến vượt qua mốc một triệu người vào tháng 10 tới.

Theo tờ Guardian, tổng số ca lây nhiễm và số ca thiệt mạng đang tăng dần do tỉ lệ xét nghiệm của mỗi nơi khác nhau đi kèm những báo cáo chậm trễ hay thiếu minh bạch của một số quốc gia.

Mới đây, bà Wu Guizhen, đại diện CDC Trung Quốc chia sẻ với đài truyền hình Trung Quốc rằng bà hi vọng vắc xin Covid-19 do Trung Quốc sản xuất sẽ sớm ra mắt công chúng vào tháng 11 hoặc tháng 12 tới. "Sẽ rất sớm thôi. Tiến độ hiện đang rất suôn sẻ ", Bà Wu nói.

CDC Trung Quốc tin tưởng vắc xin COVID-19 sẽ có vào tháng 11 tới - Ảnh 1.

Một trong những loại vắc xin Covid-19 do Trung Quốc sản xuất (Ảnh: Xinhua).

Bà Wu chia sẻ thêm sau khi đã được tiêm vắc xin: "Trong vài tháng qua tôi cảm thấy rất khỏe. Cơ thể không có gì thay đổi. Khi được tiêm vắc xin, tôi không có cảm giác đau cục bộ".

Trung Quốc là quốc gia sản xuất vắc xin Covid-19 nhiều nhất tính đến hiện tại khi có 9 trên 30 loại vắc xin đang được thử nghiệm trên người tại đất nước này.

Hồi tháng 6, các nhà chức trách đã phê duyệt cho những người trong quân đội được sử dụng vắc xin và đến tháng 7, các nhân viên y tế và những người có nguy cơ mắc bệnh cao cũng đã được tiêm ngừa Covid-19.

Ở một diễn biến khác, hãng tin Sputnik ngày 12/9 cho biết những lô vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên do Nga sản xuất đang được vận chuyển đi 85 khu vực của nước này.

Đầu tháng 9, tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet của Anh đã công nhận vắc xin Sputnik V này có hiệu quả 100% trong việc tạo ra kháng thể.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...