Cha mất sớm, đi hát rong khắp phố phường

Là huyền thoại cải lương của Việt Nam, từng là một ngôi sao sáng trong giới nghệ thuật nhưng nghệ sĩ Út Bạch Lan có tuổi trẻ rất vất vả và cơ cực...

Được mệnh danh là huyền thoại cải lương của Việt Nam, nghệ sĩ Út Bạch Lan luôn được giới nghệ thuật đánh giá rất cao vai trò và khả năng của bà. Người phụ nữ luôn được coi là thần tượng trong giới yêu nghệ thuật cải lương đã qua đời ngày 4/11/2016 để lại cho mọi người sự tiếc thương vô hạn. Cuộc đời của nữ nghệ sĩ được mệnh danh là "sầu nữ" khiến bất cứ ai biết đều cảm phục và thêm yêu mến bà.

Tuổi trẻ khốn khó

Nghệ sĩ ưu tú Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sinh năm 1935, tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang, Đức Hóa, Long An. Cuộc đời của con người này gắn liền với rất nhiều thăng trầm ngay từ khi còn rất nhỏ.

Bà mất cha khi chỉ mới biết đi chập chững. Một mình nuôi con, mẹ nghệ sĩ Út Bạch Lan phải xoay sở đủ đường, làm rất nhiều công việc khác nhau. Khó khăn trùm lấp khiến cho cuộc sống của hai mẹ con trở nên khốn cùng.

cha mat som ut bach lan di hat rong khap pho phuong
Chân dung nghệ sĩ Út Bạch Lan

Tìm cách mưu sinh, mẹ đưa nghệ sĩ Út Bạch Lan ra chợ Bình Tây (TP.HCM) để làm thuê. Hàng ngày, mẹ phải đi làm công việc khuân vác, hễ ai thuê gì thì làm nấy, còn nghệ sĩ Út Bạch Lan thì chạy theo có việc gì thì làm, cũng có khi là được nhờ mang những thứ đồ đạc nhẹ nhàng, đơn giản.

Sống trong khu xóm trọ tồi tàn sát nách chợ, cùng với rất nhiều người có chung hoàn cảnh như vậy. Trong số đó, mẹ con nghệ sĩ Út Bạch Lan thân thiết nhất với gia đình hai mẹ con của nghệ sĩ Văn Vỹ (tên thật là Đinh Văn Dậm).

Những ngày bình thường, hai bà mẹ đi làm thuê thì Út Bạch Lan cùng Văn Vỹ cũng đi lang thang khắp chốn, người lớn có thuê làm gì thì cùng làm. Tình cảm thắm thiết, hai bà mẹ kết nghĩa chị em nên Út Bạch Lan và Văn Vỹ trở thành anh em của nhau.

Hai bà mẹ cùng gồng gánh cuộc sống mưu sinh bên chợ Bình Tây, hai anh em Văn Vỹ và Út Bạch Lan cùng dần lớn lên và giúp đỡ được mẹ rất nhiều công việc khác nhau.

Cũng vì khó khăn quá mà Út Bạch Lan không được học hành như những đứa trẻ cùng trang lứa. Biết con mình thiệt thòi, mẹ Bạch Lan dành hết tình cảm, sự yêu thương để bù đắp lại đi sự thiếu vắng của người cha quá cố.

Thương mẹ tần tảo sớm hôm, Út Bạch Lan dù nhỏ nhưng vẫn cố hết sức làm những công việc có thể. Lên 7-8 tuổi, Út Bạch Lan đi bán những cây kẹo, những túi hoa quả nhỏ nhỏ quanh chợ Bình Tây và cũng đã có thể tự nuôi sống được bản thân mình.

Gánh hát rong của hai anh em

Có lẽ sẽ chẳng nhiều người nghĩ được rằng, cơ duyên đưa Út Bạch Lan đến với cải lương lại những ngày hát rong quanh chợ Bình Tây. Năng khiếu và sự yêu mến cải lương đã có sẵn trong con người Út Bạch Lan nhưng bản thân bà cũng chẳng thể ngờ được rằng sau này mình sẽ trở thành nghệ sĩ.

Từ nhỏ, mỗi khi nghe thấy ai ca những câu vọng cổ là lập tức Út Bạch Lan dừng lại lắng nghe rất chăm chú. Có lần, bà còn quên luôn cả viẹc đi bán hàng chỉ vì mải nghe hai người hát rong ca ở đầu chợ.

cha mat som ut bach lan di hat rong khap pho phuong
Chợ Bình Tây

Có lẽ là khả năng thiên bẩm đã khiến cho Út Bạch Lan nhớ rất nhanh những khúc vọng cổ hay những bài ca mà bà đã từng được nghe. Chỉ cần nghe qua một lần, Út Bạch Lan đã có thể ngân nga những vài câu và đến lần thứ hai là đã thuộc trọn vẹn.

Cơ duyên bắt đầu đến khi mà vào năm 11 tuổi Út Bạch Lan được anh Văn Vỹ rủ đi hát rong. Anh Văn Vỹ vốn là một người đánh đàn rất hay từ khi còn nhỏ, còn Út Bạch Lan thì bất cứ ai cũng bảo là có có giọng hát trời phú.

Và thế này, hàng ngày, Văn Vỹ cầm đánh đàn, Út Bạch Lan ngân nga vọng cổ đi khắp chợ Bình Tây để hát dạo. Mọi người khi thấy hai anh em còn nhỏ mà đã đi hát rong mưu sinh nên ai cũng cảm thấy thương cảm nên cho tiền rất nhiều.

Giọng hát của Út Bạch Lan đặc biệt đến mức, rất nhiều tiểu thương ở chợ Bình Tây yêu thích và thường cho tiền để bà ca riêng cho mình một khúc. Còn với Út Bạch Lan thì chỉ cần được hát là bà đã cảm thấy vui lắm rồi…

Nhưng rồi, cuộc đời của Út Bạch Lan thật sự bước sang một ngã rẽ mới vào cái ngày mà bà gặp mặt Cô Năm Cần Thơ, một ngôi sao nghệ thuật thời điểm đó của Sài Gòn và cả miền Nam…

Còn tiếp

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.