4 bộ phim nghệ thuật tiêu biểu nhất của các đạo diễn Việt kiều

Trước phim “Song Lang” của Leon Lê, nhiều đạo diễn Việt kiều khác đã từng trở về Việt Nam để đi tìm lại những ký ức, những vẻ đẹp của thời gian đã mất bằng điện ảnh.
4 bo phim nghe thuat tieu bieu nhat cua cac dao dien viet kieu Quan hệ đồng tính giữa các cầu thủ bóng đá được hé lộ trong bộ phim 'Mario'
4 bo phim nghe thuat tieu bieu nhat cua cac dao dien viet kieu Mỹ nam 'Diên hi cung lược' bị lật lại quá khứ đóng phim 18+

Chất hương xa, vẻ đẹp duy mĩ của ngôn ngữ điện ảnh hay tài năng kể chuyện đầy cảm xúc, mới mẻ của họ đã chinh phục nhiều LHP lớn nhỏ trên thế giới cũng như khán giả trong nước.

Cùng với Song Lang được giới chuyên môn đánh giá cao, hãy cùng điểm lại những bộ phim nghệ thuật xuất sắc của các đạo diễn Việt kiều đã thực hiện tại Việt Nam trong khoảng 3 thập niên qua.

Mùi đu đủ xanh (Trần Anh Hùng - 1993)

Mùi đu đủ xanh (The Scent of Green Papaya) là bộ phim truyện dài đầu tiên trong “tam bộ” (trilogy) về đề tài Việt Nam của đạo diễn Trần Anh Hùng, một Việt kiều Pháp từng có những năm tháng tuổi thơ sống ở Đà Nẵng trước khi theo gia đình qua Lào rồi sang Pháp định cư.

4 bo phim nghe thuat tieu bieu nhat cua cac dao dien viet kieu
Mùi đu đủ xanh lấy bối cảnh Sài Gòn từ năm 1951 đến 1961.

Học triết học và điện ảnh ở Pháp, Trần Anh Hùng chọn những ký ức tuổi thơ, những hoài niệm về vẻ đẹp của Việt Nam cho các bộ phim thời đầu của anh. Sau 2 phim ngắn Thiếu phụ Nam Xương (1989) và Hòn vọng phu (1991), Trần Anh Hùng thực hiện bộ phim dài đầu tiên Mùi đu đủ xanh vào năm 1993 với bối cảnh Việt Nam nhưng được dàn dựng hoàn toàn tại một studio ở Pháp.

Bộ phim bắt đầu bằng những ký ức của tuổi thơ được khơi gợi lại. “Những giây phút nhẹ nhàng. Từng làn gió thổi. Những buổi chiều bất động, ru ngủ bởi tiếng vo ve của côn trùng và hương thơm của mùi đủa chín rụng dưới gốc cây” như trong một lần anh trả lời phỏng vấn báo chí Anh về cảm hứng để tạo nên bộ phim đầu tay đẹp như một giấc mơ trong tiềm thức này.

Bối cảnh của bộ phim diễn ra ở Sài Gòn từ năm 1951 đến 1961, một trong những giai đoạn biến động của lịch sử hiện đại Việt Nam, từ những năm Việt Nam đang còn bị đô hộ bởi thực dân Pháp đến những năm đầu của cuộc chiến tranh Việt Nam khi Mỹ đổ bộ vào miền Nam và đất nước bị chia ra làm hai sau Hiệp định Geneva năm 1954.

Nhưng những biến động và cột mốc lịch sử đó chỉ điểm xuyết trong trong Mùi đu đủ xanh qua những chi tiết bên ngoài như tiếng còi báo động giờ giới nghiêm mà thôi.

Phần chủ đạo của bộ phim, với những hồi ức của tuổi thơ, Trần Anh Hùng đã tạo dựng nên một thế giới tuyệt đẹp, đầy màu sắc với từng chi tiết nhỏ nhất qua đôi mắt luôn mở to của Mùi, cô bé đi ở đợ cho một gia đình trung lưu ở Sài Gòn trong những năm tháng đó.

4 bo phim nghe thuat tieu bieu nhat cua cac dao dien viet kieu
Nhà phê bình Roger Ebert gọi Mùi đu đủ xanh là một bộ phim điềm tĩnh và ngọt ngào.

Vì vậy mà xem Mùi đu đủ xanh là xem bằng cảm giác của cơ thể, bằng sự dịu nhẹ và trầm tĩnh của các cảm quan, nói như Roger Ebert, nhà phê bình nổi tiếng người Mỹ, người chấm điểm bộ phim này tuyệt đối 4/4 sao đã gọi Mùi đu đủ xanh là “một bộ phim điềm tĩnh và ngọt ngào, như đang nghe một bản nhạc êm dịu vậy”.

Mùi đu đủ xanh ngay từ khi ra đời đã tạo một tiếng vang rất lớn khi ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Cannes năm 1993. Những hình ảnh và ngôn ngữ điện ảnh duy mĩ và duy cảm của Trần Anh Hùng chinh phục những khán giả vốn đã quá thừa mứa với những câu chuyện kể nhiều kịch tính, lắm xung đột hay thứ điện ảnh duy lý.

Bộ phim truyện dài đầu tay của Trần Anh Hùng đã đoạt những giải thưởng điện ảnh quan trọng như Camera d’Or (Máy quay vàng) cho Phim đầu tay xuất sắc tại LHP Cannes 1993, Giải César cho Phim đầu tay xuất sắc (Best first work) và lần đầu tiên giúp một bộ phim nói tiếng Việt được đề cử Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1994.

Bụi hồng (Hồ Quang Minh - 1996)

Hơn 10 năm sau khi trở về Việt Nam từ Thụy Sĩ kể từ năm 1985, đạo diễn Hồ Quang Minh, thuộc thế hệ đạo diễn Việt kiều đầu tiên về nước làm phim sau chiến tranh, đã cho ra mắt lần lượt ba bộ phim (tính đến năm 1996): Con thú tật nguyền, Trang giấy trắngBụi hồng.

Phim của ông, dù đề cập đến những biến động lịch sử và sự khốc liệt của cuộc chiến, nhưng thường được soi rọi dưới góc nhìn mang tính triết lý của nhà Phật.

Tinh thần Phật giáo được thể hiện đậm nét nhất trong Bụi hồng (1996), bộ phim kể về cuộc đời của một ni sư trong suốt hơn nửa thế kỷ biến động của lịch sử được nhìn qua cánh cổng tam quan của nhà chùa.

4 bo phim nghe thuat tieu bieu nhat cua cac dao dien viet kieu
Bụi hồng của đạo diễn Hồ Quang Minh.

Bộ phim mở đầu bằng bối cảnh hiện tại - năm 1985, khoảng 10 năm sau khi chiến tranh kết thúc ở một ngôi chùa tại Huế. Ông Quang (Hoàng Phúc đóng), một cán bộ cách mạng lên chùa thăm chị gái là ni cô Diệu Thuần (Phương Dung), người đã đi tu hơn 40 năm.

Họ có một người em trai nữa là ông Sơn (Lê Tuấn Anh) theo lính Cộng hòa vừa hoàn thành cải tạo sau chiến tranh và chuẩn bị sang Mỹ với vợ con. Sau rất nhiều năm không gặp lại nhau vì chia cắt bởi chiến tranh, vì sự đối đầu ý thức hệ, cuộc hội ngộ giữa ba chị em ruột thịt diễn ra trong ngôi chùa mang dáng dấp của một cuộc hòa giải qua cái nhìn mang tính thiền định của Phật giáo mà nhân vật trung tâm không ai khác ngoài ni cô Diệu Thuần.

Chọn một góc nhìn mang tính triết lý của Phật giáo, Hồ Quang Minh đã tạo nên những tương phản sâu sắc giữa cái biến động và cái tĩnh tại, giữa hiện tại và quá khứ, giữa chia cắt và hàn gắn, giữa chạy trốn thực tại và ý nghĩa của sự tu đạo.

Một trong những cảnh để lại dư âm sâu lắng nhất là cuộc hội ngộ giữa ba chị em ruột sau hơn hai mươi năm không gặp gỡ ở đoạn kết của bộ phim. Góc máy trung cảnh, máy quay đặt cố định, ba chị em ngồi uống trà lặng lẽ bên trong ngôi chùa.

Khán giả không biết họ nói với những gì sau những mất mát, chia cắt của lịch sử. Chỉ biết sau đó, máy quay từ từ đưa lên cao qua cánh cổng Tam quan của nhà chùa, rồi ni sư Diệu Thuận bước ra, đứng chào tạm biệt hai người em trai đang đi về hai hướng.

Ba mùa (Tony Bùi - 1999)

Ba mùa (Three Seasons) là một bộ phim đặc biệt. Nó là bộ phim Mỹ đầu tiên hợp tác với Việt Nam và được quay hoàn toàn tại Việt Nam, chỉ ba năm sau khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton xóa bỏ lệnh cấm vận kinh tế (1996).

Ba mùa cũng là bộ phim đầu tay của đạo diễn Việt kiều Tony Bùi làm lúc anh mới 26 tuổi và lần đầu tiên trong lịch sử của Liên hoan phim độc lập Sundance nổi tiếng của Mỹ, bộ phim giành cả hai giải thưởng phim hay nhất do cả ban giám khảo lẫn khán giả bình chọn, và một giải quay phim xuất sắc nhất.

4 bo phim nghe thuat tieu bieu nhat cua cac dao dien viet kieu
Ba mùa của Tony Bùi là mùa nắng, mùa mưa và mùa hi vọng.

Cùng với cái tên Trần Anh Hùng nổi danh tại nước Pháp, Tony Bùi là một đại diện nổi bật cho thế hệ những nhà làm phim Việt kiều ở Mỹ chọn Việt Nam làm đề tài, bối cảnh và sử dụng tiếng Việt làm ngôn ngữ chính cho bộ phim trong thập niên 90.

Khác với những bộ phim Mỹ thành công lớn trong hai thập niên 70, 80 lấy chủ đề chiến tranh Việt Nam nhưng được quay ở một nước thứ ba, Ba mùa là một bộ phim mô tả đời sống hiện đại của Sài Gòn, Việt Nam khoảng 20 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, với chất thơ, sự mê hoặc và bí ẩn đan xen, được quay hoàn toàn tại Việt Nam.

Bộ phim không có một câu chuyện chủ đạo mà bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ đan xen vào nhau, như những mảnh ghép tưởng rời rạc nhưng tạo thành một bức tranh sống động và đầy màu sắc. Những sự tương phản và đối lập xen kẽ nhau xuyên suốt bộ phim.

Truyền thống và hiện đại, chất thơ và sự bí ẩn, sự trần trụi và thơ mộng, cuộc sống đường phố khắc khổ và làn sóng Tây phương hóa bắt đầu xâm lấn trong những khách sạn, nhà hàng năm sao...

Tony Bùi đã tài tình nắm bắt những khoảnh khắc vi tế diễn ra trên bề mặt cuộc sống đang cuộn chảy lẫn những lớp ẩn sâu bên trong tâm hồn của những kẻ đang tìm kiếm hay hi vọng một điều gì đó cho cuộc sống phần nhiều đang bế tắc của họ.

Ba mùa theo lý giải của Tony Bùi là mùa nắng, mùa mưa và mùa hi vọng. Câu chuyện của 6 nhân vật chính trong bộ phim tưởng độc lập nhưng thực ra gắn kết với nhau theo từng đôi, tạo thành những cặp câu chuyện song hành.

Mùa len trâu (Nguyễn Võ Nghiêm Minh - 2004)

Được chuyển thể từ hai truyện ngắn đậm phong vị Nam Bộ trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, bối cảnh của bộ phim Mùa len trâu diễn ra vào những năm giữa thế kỷ 20 ở miền Tây Nam bộ, thời điểm Việt Nam vẫn đang còn là thuộc địa của Pháp.

Ngay từ khi mới xuất hiện, Mùa len trâu đã gây một tiếng vang khá lớn ở trong nước và tại một số liên hoan phim quốc tế, vì những hình ảnh của bộ phim gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác như những mô tả của nhà văn Sơn Nam.

4 bo phim nghe thuat tieu bieu nhat cua cac dao dien viet kieu
Mùa len trâu được chuyển thể từ truyện của nhà văn Sơn Nam.

“Trâu lội vài năm con, đen đồng, đặc nước, giống như hồi thiên địa sơ khai, càn khôn hỗn độn”. Nhưng không chỉ chinh phục về mặt thẩm mỹ, Mùa len trâu còn tạo được thiện cảm bởi câu chuyện về sự trưởng thành của một chàng thanh niên qua những mùa đi len trâu, nhờ tài năng kể chuyện của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh, vốn xuất thân là một tiến sĩ vật lý ở Mỹ.

Chuyện phim được dẫn dắt qua những dòng hồi ức của Kìm khi về già (qua giọng lồng tiếng rất cảm xúc của đạo diễn), nhân vật chính của phim, mở và đóng lại bộ phim theo một phong cách kể chuyện khá truyền thống và cổ điển.

Mở đầu phim là cảnh nước lũ tràn về. Tất cả chìm trong biển nước trắng xoá ngập đến tận chân trời. Ngay từ đầu bộ phim đã tạo một ấn tượng đặc biệt về nước với cảnh quay toàn và máy quay rất ít di động.

Thành công của Mùa len trâu trước hết là nhờ vào một kịch bản rất hoàn chỉnh với một kết cấu chặt chẽ, đa tầng, đa nghĩa và giàu tính biểu tượng. Một lần xem là một lần khám phá những ý nghĩa tiềm ẩn của tác giả.

Không thể phủ nhận kịch bản dựa trên chất liệu tuyệt vời và không gian văn hóa từ hai truyện ngắn Mùa len trâuMột cuộc bể dâu, cũng như hương vị của toàn tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam.

Hai truyện ngắn này được sử dụng như những chất liệu, cảm hứng và ý tưởng gốc được Nguyễn Võ Nghiêm Minh kết nối chúng lại liền mạch, nâng cao tầm tư tưởng và thẩm mỹ của tác phẩm gốc với một cấu trúc mạnh mẽ và mang đến cho nó một ngôn ngữ tạo hình gây ấn tượng thị giác.

Mùa len trâu cũng là kịch bản điện ảnh hiếm hoi chuyển thể từ tác phẩm văn học mà không bị lép vế hay làm mất ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm gốc như một số bộ phim của điện ảnh Việt Nam trong những năm đầu 2000.

Mùa len trâu là một bộ phim độc đáo làm sống lại đời sống hoang dã, bất định và sự lặp lại bất tận của cuộc sống, của sinh tử.

Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã từng chia sẻ với tôi rằng: “Với Mùa len trâu, tôi không bao giờ đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, vì đó là việc của các tôn giáo khác nhau, tôi không có khả năng làm việc đó. Tôi chỉ muốn đưa ra những kinh nghiệm của mình về sự hiện hữu”.

4 bo phim nghe thuat tieu bieu nhat cua cac dao dien viet kieu Mỹ nam 'Diên hi cung lược' bị lật lại quá khứ đóng phim 18+

Nam diễn viên Vương Quán Dật, người đóng vai thị vệ Hải Lan Sát trong bộ phim ăn khách Diên hi cung lược, vừa bị ...

4 bo phim nghe thuat tieu bieu nhat cua cac dao dien viet kieu 4 bộ phim đồng tính nữ của Hàn Quốc khiến người xem ám ảnh nhất

Cùng xem lại 4 bộ phim về đề tài đồng tính nữ từng gây sốt những năm qua của điện ảnh Hàn Quốc trong cộng đồng LGBT và ...

4 bo phim nghe thuat tieu bieu nhat cua cac dao dien viet kieu Phim có cảnh vua cưỡng hiếp của Phạm Băng Băng bị cấm chiếu?

"Ba Thanh truyện" hiện không có lịch phát sóng sau những bê bối từ nội dung phim đến đời tư hai diễn viên chính.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.