Chất vấn Thống đốc NHNN: Huy động 500 tấn vàng, 10 tỷ USD cách nào?

Theo ĐBQH, trong dân hiện đang có khoảng 500 tấn vàng, hơn 10 tỷ USD và chất vấn Thống đốc NHNN cách huy động.
chat van thong doc nhnn huy dong 500 tan vang 10 ty usd cach nao

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chiều 16/11, sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng hoàn thành phần trả lời chất vấn, tới lượt Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đăng đàn. Ông Hưng là "người mới" khi lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Tăng trưởng tín dụng không gây lạm phát

Mở màn phiên chất vấn, ĐB Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam) đề cập đến Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu nhưng khi triển khai lại gặp khó khăn, vướng mắc như xử lý nợ xấu, tài sản không sinh lời khó do kê biên và hồ sơ pháp lý chưa hoàn thiện. ĐB đặt câu hỏi về giải pháp của ngành ngân hàng.

Trả lời, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, Nghị quyết 42 là khuôn khổ pháp lý rất quan trọng và hữu ích cho tổ chức tín dụng để đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu. Đây là vấn đề tồn tại vướng mắc qua nhiều năm vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo NHNN rà soát, xử lý.

“Nếu đại biểu tiếp xúc với cử tri làm ngân hàng sẽ nhìn thấy sự phấn khích, phấn khởi, tin tưởng với khuôn khổ pháp lý quan trọng này”, ông Hưng nói.

Theo ông, Nghị quyết mới có hiệu lực từ 15/8 nhưng NHNN đã có giải pháp triển khai cụ thể, rà soát chỉ đạo quyết liệt, bám sát việc triển khai của các tổ chức tín dụng. Về việc kê biên như ĐB nêu, có một số vụ việc nợ xấu liên quan đến vụ việc đang được cơ quan pháp luật điều tra xử lý, kê biên tài sản, NHNN đã chỉ đạo tổ chức tín dụng và Công ty mua bán nợ xấu phải tiếp tục báo cáo, làm việc với các cơ quan chức năng. Trong từng vụ việc cụ thể, nếu cơ quan chức năng đã có kết luận hoặc đồng ý, có thể nhận tài sản đó để kịp thời xử lý. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các tổ chức tín dụng phải quan tâm thực hiện.

Với một số khoản nợ xấu có hồ sơ pháp lý không đầy đủ, ông Hưng cho rằng chủ yếu liên quan đến tài sản bảo đảm bằng bất động sản, có hồ sơ giấy tờ đất đai. “Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã chỉ đạo tổ chức tín dụng ưu tiên hoàn thiện giấy tờ pháp lý cho tài sản đảm bảo, đặc biệt là bất động sản”, ông nói.

ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) chất vấn về giải pháp để đạt tăng trường tín dụng theo yêu cầu, nhằm góp phần tăng trưởng GDP đúng theo kế hoạch 6,7% năm 2017.

Thống đốc Lê Minh Hưng, căn cứ Nghị quyết phát triển kinh tế- xã hội, NHNN xây dựng kế hoạch cho năm 2017 tín dụng tăng trưởng khoảng 18%, điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo diễn biến của kinh tế vĩ mô và nền kinh tế.

Nhìn vào cơ cấu tín dụng 10 tháng đầu năm 2017 đã tập trung vào những vấn đề ưu tiên theo đúng chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ như tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, nông nghiệp phát triển nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã giữ được mức tăng trưởng tín dụng cao so với những năm trước.

Thống đốc NHNN đánh giá đây là động lực cho tăng trưởng. “Với điều hành của Chính phủ và NHNN, chúng tôi đảm bảo tăng trưởng tín dụng tiếp tục tăng phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, không gây áp lực, bất ổn lên kinh tế vĩ mô, đặc biệt là không gây lạm phát. Quan trọng nhất là chúng tôi đảm bảo chặt chẽ chất lượng và hiệu quả tín dụng”, ông nhấn mạnh.

Trong khi đó, ĐB Trần Công Thuật (Quảng Bình) chất vấn về giải pháp để thực hiện giảm lãi suất cho vay, đảm bảo thanh khoản, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

chat van thong doc nhnn huy dong 500 tan vang 10 ty usd cach nao

ĐB Đinh Duy Vượt.

ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) đánh giá cao việc Thống đốc và các tổ chức tín dụng thời gian qua đã quyết liệt giải quyết, xử lý, tháo gỡ bùng nhùng của các tổ chức tín dụng đen. Tuy nhiên, theo ông, nợ xấu, tài sản bảo đảm xấu vẫn đang là thách thức lớn của NHNN.

Bên cạnh đó, việc hợp nhất, sáp nhật một số tổ chức tín dụng, và việc mua bắt buộc một số ngân hàng giá 0 đồng thời gian qua đã khiến nhân dân, dư luận xã hội và người gửi tiền bất an, lo lắng. Vì trên 80% vốn của các ngân hàng đều là tiền gửi của nhân dân, nếu đổ vỡ sẽ tạo hiệu ứng domino gây hậu quả nặng nề, khó lường về kinh tế, trật tự an toàn xã hội cùng niềm tin, uy tín không chỉ trong nước.

“Đề nghị Thống đốc cho biết giải pháp đột phá nào để đẩy nhanh tốc độ giải quyết nợ xấu, tài sản đảm bảo xấu, thu hút các nhà đầu tư tham gia xử lý hiệu quả các ngân hàng yếu kém trong điều kiện nguồn lực tài chính và các chính sách ưu đãi của Nhà nước còn rất hạn chế”, ĐB tỉnh Gia Lai chất vấn.

ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề cập việc sử dụng thanh toán qua thẻ ATM là xu hướng quản lý tất yếu và đang khuyến khích sử dụng. Nhưng người dùng thẻ lại phải chịu nhiều loại phí, mức chi phí trả phí khá cao, lãi, phạt chậm trả rất cao. Một số nơi không đủ số lượng dịch vụ gây khó khăn cho người dân. “Dường như có sự bất bình đẳng giữa bên cung cấp và bên sử dụng. Giải pháp gì cho việc này?”, ĐB nêu câu hỏi.

chat van thong doc nhnn huy dong 500 tan vang 10 ty usd cach nao

ĐB Nguyễn Sơn.

ĐB Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh) đánh giá thành công trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng vừa qua góp phần đảm bảo nguồn lực. Tuy nhiên, hiện nay lượng vàng, tiền người dân nắm giữ còn lớn. ĐB muốn hỏi quan điểm của Thống đốc và giải pháp để huy động nguồn nội lực này để “ích nước lợi nhà”.

chat van thong doc nhnn huy dong 500 tan vang 10 ty usd cach nao

ĐB Lê Công Nhường.

ĐB Lê Công Nhường (Bình Định) cũng cho rằng vốn trong dân còn rất lớn, nếu có chính sách, dân có niềm tin thì sẽ giúp nhiều cho đất nước. ĐB dẫn việc trước kia gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô đã hiến hơn 5.000 cây vàng ủng hộ nhà nước, đồng thời nhấn mạnh thông tin trong dân hiện đang có khoảng 500 tấn vàng và hơn 10 tỉ USD, đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách huy động đồng thời cam kết tiền gửi người dân sẽ được bảo đảm trong trường hợp ngân hàng phá sản.

“Chính sách gì để huy động nguồn lực trong dân? Để huy động thì Thống đốc có cam kết tiền gửi của người dân khi phá sản thì bảo hiểm chi trả thế nào, vì cam kết này là tạo niềm tin?”, ông Nhường đặt câu hỏi.

Về quản lý tiền ảo Bitcoin, ĐB muốn hỏi quan điểm của Thống đốc về việc này và cho rằng, nếu thí điểm thành công, quản lý được thì rất tốt.

Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Sơn về huy động vàng và ngoại tệ trong dân, Thống đốc Lê Minh Hưng nói giải pháp khả thi nhất là kiên định điều hành kinh tế vĩ mô, tạo được lòng tin người dân và doanh nghiệp vào đồng Việt Nam, trực tiếp đầu tư bằng đồng nội tệ.

Ông Hưng cho biết, thực tế, chúng ta đã chuyển hoá được nguồn lực lớn từ vàng vào nền kinh tế. Ngoại tệ cũng là nguồn lực lớn và quan trọng. Vừa qua đã có giải pháp để chuyển hoá nguồn lực ngoại tệ. Mặc dù chúng ta áp dụng trần lãi suất 0% và nguồn lực đó đã được chuyển hoá qua đồng Việt Nam để đầu tư và kinh doanh.

"Thực tế, mấy năm vừa qua, mặc dù chính sách như vậy nhưng thị trường ngoại hối ổn định, tỷ giá ổn định. Chúng ta đã mua được một lượng ngoại tệ rất lớn từ người dân và tổ chức tín dụng bán cho NHNN để tăng chuyển hoá vốn", ông Hưng thông tin.

Báo Giao thông tiếp tục cập nhật....

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.