Trước câu chuyện mới đây, một số trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2018 trong đó có những tổ hợp môn "lệch" so với chuyên ngành. Có trường tuyển ngành Văn học với tổ hợp môn Toán - Vật lý - Hóa học, có nơi lại tuyển sinh ngành Cơ khí bằng tổ hợp môn Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho rằng, cần tách bạch hai câu chuyện bỏ điểm sàn và tuyển sinh "lệch khối" như một số trường đang làm.
PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Ảnh tư liệu: Đình Tuệ. |
Ông chỉ rõ, nếu để điểm sàn là thể hiện chuẩn mực của xã hội. Bộ GD&ĐT nhiều năm nay đã quy định rõ điểm sàn - ngưỡng điểm để tuyển chọn những thí sinh đủ điều kiện học đại học, những ai dưới mức điểm này thì coi như không có cơ hội học đại học. Một khi bỏ điểm sàn, nhiều trường (tạm gọi là tốp dưới) sẽ có thể tái diễn kịch bản lấy cho đủ số lượng sinh viên mà lơi lỏng chất lượng đầu vào.
PGS Lư Văn An phân tích: "Ở những nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Úc... họ cũng không quan trọng vấn đề điểm sàn. Bản thân thương hiệu của các trường đại học đã đánh giá được chất lượng rồi. Còn tại Việt Nam, thông tin có thể chưa thật đầy đủ, nhiều người dân (nhất là ở nông thôn) chưa quan tâm nhiều về thương hiệu của các trường đại học nào uy tín.
Họ không đủ thông tin để phân biệt trường này trường kia uy tín đến mức độ nào, thế mạnh đào tạo và việc làm ra sao. Thậm chí, không ít gia đình quan niệm con mình cứ vào học đại học là được. Từ đó, tư duy nhầm lẫn của họ dẫn tới câu chuyện dù khó khăn đến mấy cũng phải cho con đi học đại học bằng được để lấy bằng cử nhân đi xin việc sau này.
Do đó, tôi cho rằng với bối cảnh hiện nay, Bộ GD&ĐT vẫn nên quy định điểm sàn để tạo ra một cơ chế giúp cho người dân phân biệt được các trường có trình độ, năng lực và thương hiệu khác nhau".
Bên cạnh đó, PGS Lưu Văn An cũng bày tỏ quan điểm về câu chuyện một số trường đưa ra những tổ hợp xét tuyển 'lạ đời' trong năm nay như tuyển ngành Văn học lại xét tuyển tổ hợp môn KHTN, hay ngành Cơ khí lại lấy điểm tổ hợp khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý).
Ông An lý giải: Ở một số trường, người ta quan niệm học đại học thì sinh viên mới bộc lộ được tính cách, sở trường, sở đoản của mỗi người. Vẫn có những người học về ngành Y nhưng lại học khá giỏi môn Văn (đây là văn phổ thông chứ chưa phải văn chuyên).
"Ngoài ra, hiện nay còn tồn tại vấn đề nữa trong nhiều trường đại học là giới tính. Ví dụ, các trường lấy ngành đào tạo nhiều khối C, D thì tỉ lệ nữ sinh lại chiếm đa số, số lượng nam giới rất ít. Cho nên họ cũng mong muốn để cân bằng giới tính, đảm bảo cho nguồn lực xã hội. Sau này khi đi xin việc làm, nữ nhiều quá thì xin việc cũng ít nên nhiều trường vẫn phải đưa ra tổ hợp xét tuyển mới.
Như Học viện Báo chí & Tuyên truyền gần đây vẫn tuyển sinh thêm cả tổ hợp môn KHTN, bởi ngành báo chí và một số ngành khác đòi hỏi phải có kiến thức về tự nhiên mới làm tốt được, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong tác nghiệp.
Một số ngành của học viện năm 2018 cũng lấy điểm của ba bài thi gồm: Ngữ văn, năng khiếu báo chí, hoặc tổ hợp KHTN hoặc tổ hợp KHXH để xét tuyển. Việc này nhằm đảm bảo sinh viên có một vốn kiến thức đồng đều khi vào trường học", PGS Lưu Văn An cho biết thêm.
Tuyển sinh Công nghệ thông tin bằng khối C, Văn học bằng khối A chỉ là 'làm cho vui'?
TS Lê Trường Tùng cho rằng, trường nào tuyển sinh "trái khối", chẳng hạn ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tuyển theo tổ hợp môn ... |
Giáo dục 13:14 | 02/03/2019
Giáo dục 14:28 | 06/09/2018
Giáo dục 10:31 | 03/07/2018
Giáo dục 11:18 | 11/06/2018
Giáo dục 02:00 | 12/04/2018
Giáo dục 00:00 | 10/04/2018
Giáo dục 04:46 | 09/04/2018
Giáo dục 03:58 | 08/04/2018