Chỉ định thầu làm cao tốc Bắc - Nam để 'giải cứu' Tổng Công ty Sông Đà?

Thủ tướng Chính phủ nhận được văn bản đề nghị Thủ tướng xem xét, cho phép Tổng Công ty Sông Đà tham gia thi công một số đoạn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam theo hình thức chỉ định thầu…

Thông tin từ Chính phủ, Bộ Xây dựng mới đây đã gửi văn bản tới Thủ tướng giới thiệu Tổng Công ty Sông Đà - Công ty Cổ phần (CTCP) tham gia xây dựng một số đoạn trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông, giai đoạn 2017 -2020.

Trước đó, cuối tháng 4 vừa qua, Tổng Công ty này đã gửi văn bản tới Bộ Xây dựng đề nghị Bộ này giới thiệu nhà thầu là Tổng Công ty Sông Đà tham gia xây dựng một số đoạn của tuyến cao tốc.

Sau khi xem xét đề nghị, Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng, Tổng Công ty Sông Đà - CTCP là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước vào năm 2018. Sau cổ phần hóa, Bộ Xây dựng là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước, nắm giữ 99,79% vốn điều lệ tại Tổng công ty.

Chỉ định thầu làm cao tốc Bắc - Nam để 'giải cứu' Tổng Công ty Sông Đà? - Ảnh 1.

Trụ sở Tổng công ty Sông Đà.

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà đánh giá, trải qua hơn 60 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Tổng Công ty Sông Đà với đội ngũ trên 20.000 cán bộ công nhân viên, sư giàu kinh nghiệm, được trưởng thành từ nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia qua các thời

Ngoài việc ghi dấu ấn ở hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thủy điện như: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Ialy, Sông Hinh, Sơn La, Lai Châu …, theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, Tổng công ty Sông Đà – CTCP còn là nhà thầu có uy tín, thực hiện nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng như: đường cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi… 

Đây là nhà thầu đã được các chủ đầu tư ghi nhận, đánh giá cao về tiến độ, chất lượng, nhiều công trình đã được tặng thưởng huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Báo cáo gửi đến Thủ tướng của Bộ Xây dựng cũng nêu vấn đề, trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm, nhất là thủy điện, Tổng Công ty đã phải huy động lao động với số lượng lớn, có trình độ tay nghề cao, nhiều cán bộ quản , sư, chỉ huy công trình được đào tạo chuyên nghiệp, đầu tư rất nhiều thiết bị để bảo đảm tiến độ thi công theo yêu cầu của Chính phủ.

Sau khi hoàn thành các công trình này (hậu thủy điện), Tổng công ty đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực để duy trì việc làm, bảo đảm đời sống của người lao động và sử dụng hiệu quả thiết bị đã đầu tư.

Ủng hộ để nghị của doanh nghiệp, lãnh đạo Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng xem xét, cho phép Tổng công ty Sông Đà - CTCP được tham gia thi công một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 theo hình thức chỉ định thầu như báo cáo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 1620 ngày 13/3/2020 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

Theo Bộ Xây dựng, việc này nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực con người, máy móc thiết bị sẵn có và kinh nghiệm của doanh nghiệp, trên cơ sở ý kiến kết luận của Thủ tướng, báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.

Khó khăn của Tổng Công ty Sông Đà, như đề cập trong văn bản gửi tới Thủ tướng đã được phản ánh lâu nay. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, doanh nghiệp này đang đứng trước những khoản nợ lớn. Nợ phải trả của Tổng công ty tính đến cuối năm 2019 là hơn 11.000 tỉ đồng, trong đó hàng loạt công ty con rơi vào tình trạng thua lỗ, có nguy cơ mất vốn nhà nước. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty là khoảng 2,8 lần, xấp xỉ mức báo động rủi ro tài chính (3 lần).

Tình hình công nợ của Tổng Công ty chủ yếu liên quan đến các khoản phải thu và phải trả trong tổ hợp công ty mẹ con và công ty liên kết. Trong đó, nợ phải thu tại Công ty CP Ximăng Hạ Long khoảng 2.700 tỉ đồng, Công ty CP Điện Việt Lào hơn 800 tỉ đồng, Công ty CP Thủy điện Nậm Chiến gần 700 tỉ đồng, Công ty TNHH Điện Xekaman 1 gần 300 tỉ, Công ty TNHH Điện Xekaman 3 khoảng 560 tỉ đồng…

Mới đây, do khoản nợ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) rất lớn, gần 115 triệu USD mà không có khả năng trả nợ gốc và lãi vay đến hạn, Bộ Xây dựng đã phải đề nghị Bộ Tài chính cho doanh nghiệp được gia hạn thời gian trả nợ 1 năm đồng thời miễn chi phí cho vay lại đối với các khoản vay nước ngoài của Tổng Công ty.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.