Chính phủ đang bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp nào nhiều nhất?

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2018, Chính phủ đã tài trợ các khoản vay với giá trị khoảng 27.770 triệu USD, trong đó, bảo lãnh nước ngoài chiếm tới 85%.Tổng dư nợ gốc ước hơn 11.900 triệu USD, trong đó dư nợ gốc nước ngoài chiếm tới 95%.

Ngành điện chiểm tỉ trọng vay lớn nhất

Ngành điện chiếm tỉ trọng lớn nhất, với khoảng 62,46% tổng giá trị các khoản vay. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các dự án điện cần nhiều vốn để duy trì và đảm bảo lượng điện tiêu thụ, có hợp đồng bán điện dài hạn và có nguồn thu ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ tốt hơn các lĩnh vực khác. 

Một lí do khác khiến ngành điện chiếm tỉ trọng vốn vay tăng cao là do dư nợ các lĩnh vực khác đang giảm dần vì không được cấp bảo lãnh mới.

Bảo lãnh vay ngành điện thường tập trung vào các tập đoàn, tổng công ty lớn. Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN có tổng giá trị cấp bảo lãnh lớn nhất, lũy kế tính đến hết 2018 là 10.136 triệu USD. 

1

Tình hình vay bảo lãnh chính phủ của một số công ty (Đồ họa: Minh Tiến).

Đứng thứ hai là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 3.322 triệu USD. Các công ty khác của ngành điện đứng thứ 3, với 2.695,98 triệu USD. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVN/NPT) có mức bảo lãnh vay vốn lần lượt là 615 triệu USD. Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam được bảo lãnh 578 triệu USD.

Tổng dư nợ bảo lãnh với lĩnh vực hàng không là 1.330,92 triệu USD, trong đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam có dư nợ 1.033 triệu USD, VALC được bảo lãnh cho vay nợ 297,4 triệu USD.

Một số dự án, lĩnh vực mất khả năng trả nợ

Về cơ bản, các dự án về điện vẫn đang trả nợ đúng hạn, một số dự án của EVN và PVN trả nợ trước hạn. Tuy nhiên, ở một số dự án thuộc lĩnh vực khác, hiện tượng mất khả năng trả nợ đã diễn ra.

Bộ Tài chính cũng thông tin thêm trong năm 2018, Quỹ tích lũy vẫn phải ứng vốn trả nợ cho Tổng công ty Giấy Việt Nam số tiền 8,13 triệu USD, tổng giá trị ứng trả lên đến 97 triệu USD.

Dự án nhà máy giấy Phương nam hiện đang mất hoàn toàn khả năng trả nợ và buộc phải thanh lí tài sản để thu hồi vốn,  Quỹ tích lũy buộc phải ứng tiền trả nợ.

Dự án Xi măng Thái Nguyên do Vinaincon là chủ đầu tư đã phải vay tạm ứng Quỹ Tích lũy với tổng số tiền 30,79 triệu EUR để trả nợ nước ngoài vì khó khăn tài chính từ năm 2011.

Xi măng Hạ Long do Tổng công ty Sông Đà là chủ đầu tư, vốn có nợ quá hạn với Quỹ Tích lũy, tiếp tục không trả được nợ và phải vay tạm ứng Quỹ để thanh toán nợ nước ngoài với tổng số tiền nợ gốc là 52,21 triệu EUR.

chọn
Hình ảnh thảm nhựa đường song hành Vành đai 4 qua Mê Linh
Dự án đường song hành Vành đai 4 - vùng Thủ đô (đoạn qua huyện Mê Linh, Hà Nội) có chiều dài 11,2 km với nhiều đoạn đã được thảm nhựa.