Chính phủ thông báo số phận 12 dự án nghìn tỉ thua lỗ thuộc ngành Công Thương

Chính Phủ đã có báo cáo về tình hình và kết quả xử lí tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương. Theo đó đã có nhiều dự án đạt kết quả tích cực và có lãi.

Ban chỉ đạo đã xác định 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương để xem xét, đánh giá bao gồm 4 dự án sản xuất phân bón, ba dự án sản xuất nhiên liệu sinh học, hai dự án sản suất thép, một dự án sản xuất sơ xợi polyester, một dự án sản xuất bột giấy và một doanh nghiệp công nghiệp tàu thủy.

Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng, dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai.

Chính phủ thông báo số phận 12 dự án nghìn tỉ thua lỗ thuộc ngành Công Thương - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa).

Ngoài ra còn có dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước.

Đáng chú ý dự án mở rộng sản xuất giai đoạn hai nhà máy gang thép Thái Nguyên, dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và dự án nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án Nhà máy thép Việt Trung), Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Công ty DQS).

Kết quả xử lí các dự án, doanh nghiệp đã chuyển biến tích cực

Tại kì họp Quốc hội khóa XIV, sau hơn hai năm thực hiện nhiệm vụ xử lí các dự án, doanh nghiệp  theo Nghị quyết số 33 của Quốc hội và một năm rưỡi triển khai thực hiện Đề án xử các dự án, doanh nghiệp theo Quyết định số 1468 của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay cho thấy công tác chỉ đạo xử lí tồn tại, yếu kém ở các dự án, doanh nghiệp đã được thực hiện thống nhất, đồng bộ, bảo đảm bám sát quan điểm, mục tiêu, nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị và phương án, giải pháp xử các dự án, doanh nghiệp theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhiều nhà máy đã có lãi 

Cụ thể, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến năm 2018 đã có hai nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi trong đó nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng đã có lợi nhuận đạt 195,55 tỉ đồng (tăng 180,767 tỉ đồng so với 2017) và nhà máy thép Việt - Trung có lợi nhuận đạt 456,8 tỉ đồng (tăng 290,6 tỉ đồng so với năm 2017).  

Đến hết Quý I/2019, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi (lợi nhuận đạt 18,263 tỉ đồng) và đang được xem xét để đưa ra khỏi Danh sách các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả; 4 dự án còn lại vẫn tiếp tục từng bước khắc phục khó khăn để ổn định sản xuất. 

Trong năm 2018, Nhà máy đạm Hà Bắc giảm lỗ 266,2 tỉ đồng; Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai giảm lỗ 288,48 tỉ đồng và Nhà máy Đạm Ninh Bình giảm lỗ 10 tỉ đồng so với năm 2017; Công ty DQS lỗ 98,15 tỉ đồng....

 Trong Quí I/2019, Nhà máy đạm Hà Bắc giảm lỗ 30,25 tỉ đồng; Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai giảm lỗ 5,47 tỉ đồng; Nhà máy Đạm Ninh Bình giảm lỗ 87,2 tỉ đồng so với cùng 2018. 

Trong số ba dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay đã có 2 dự án vận hành sản xuất trở lại và một dự án đã hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi động trở lại nhà máy. 

Đối với ba dự án xây dựng dở dang, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã phối hợp cùng với đơn vị tư vấn định giá lại dự án ngoài dự án nhà máy bột giấy Phương Nam hoàn thành công tác định giá lại dự án và đã trình Bộ Công Thương phê duyệt kết quả để tiếp tục xây dựng phương án và tổ chức triển khai bán đấu giá dự án theo quy định (dự kiến trong quí II/2019).

Định hướng, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới

Tập trung cao để xử dứt điểm các vướng mắc, tranh chấp ở các hợp đồng EPC, làm cơ sở để xử dứt điểm việc quyết toán hoàn thành dự án và các vấn đề khác có liên quan; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, phải tập trung xử được trong thời gian sớm nhất.

Tiến hành việc xem xét, đưa ra khỏi danh sách các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả đối với các dự án, doanh nghiệp đã hoàn thành cơ bản việc xử các tồn tại, vướng mắc, sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi.

Trước đó, để triển khai thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại, khẩn trương xử lí dứt điểm đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2551 ngày 30/12/2016 thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương (Ban Chỉ đạo), trong đó Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng Ban, Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Phó Trưởng Ban thường trực và lãnh đạo 15 Bộ ngành, cơ quan làm thành viên.



chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.