Cho học sinh lớp 11 đóng cảnh nóng có phải là sự sáng tạo?

Hội đồng chuyên môn Trường THPT Võ Trường Toản chia sẻ về giới hạn của sự sáng tạo liên quan đến sự việc thầy giáo dạy Văn cho học sinh lớp 11 đóng cảnh nóng.


Tháng 10/2018, học sinh hai lớp lớp 11 của Trường THPT Võ Trường Toản (quận 12, TP HCM) do thầy Phạm Quốc Đạt, giáo viên Ngữ văn phụ trách đã sân khấu hóa, đóng một số cảnh trong trích đoạn của các tác phẩm như Số Đỏ, Quan âm Thị Kính và Bỉ vỏ. Tuy nhiên, một số cảnh sân khấu hóa này bị phản ứng vì được cho là tái hiện "cảnh nóng", vượt quá khuôn khổ của sự sáng tạo.

Trao đổi với chúng tôi về giới hạn của sự sáng tạo và những đoạn trích trong clip trên có được gọi là sáng tạo không, ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng nhà trường cho cho rằng: "Diễn lại cảnh thuộc về bản năng thì không có gì gọi là sáng tạo".

Cho học sinh lớp 11 đóng cảnh nóng có phải là sự sáng tạo? - Ảnh 1.

Các em học sinh sử dụng phương pháp chiếu bóng để tái hiện các phân cảnh nhạy cảm trong các tác phẩm văn học.

Chia sẻ về vấn đề chuyên môn, cô Nguyễn Thị Hồng Châu, Tổ trưởng tổ Ngữ văn cho biết: "Đoạn trích được sân khấu hóa trong các tác phẩm Bỉ Vỏ, Quan Âm Thị Kính, Số Đỏ, đặc biệt là cảnh ân ái giữa Xuân tóc đỏ và cô Tuyết, không hề có trong chương trình chuẩn lớp 11. Ngoài ra, trong clip còn có nhiều chi tiết không có trong nguyên tác và được miêu tả một cách cụ thể.

Tổ Văn luôn khuyến khích giáo viên và học sinh sáng tạo. Tuy nhiên, mục đích sáng tạo đó là gì, qua sự sáng tạo đó nhận được giá trị gì?"

Bình luận về nội dung trên, Cô Nguyễn Thu Hà, giáo viên dạy Ngữ Văn và cũng là người đầu tiên xem clip trên chia sẻ: "Tôi là một trong những người đầu tiên xem được clip sân khấu hóa tác phẩm văn học, cảm giác của tôi lúc đó là vừa buồn vừa đau và không thể chấp nhận được. Học văn để học làm người vậy qua những qua cảnh sân khấu hóa đó học sinh học được những gì? Sáng tạo ở chỗ nào? Chúng tôi rất bức xúc khi xem clip trên".

Cho học sinh lớp 11 đóng cảnh nóng có phải là sự sáng tạo? - Ảnh 2.

Cô Nguyễn Thị Hòa, giáo viên Địa lí của trường.

Cô Nguyễn Thị Hòa, giáo viên Địa lí của trường cũng bày tỏ sự bức xúc khi xem các clip trên. Cô chia sẻ: "Đứng ở hai cương vị,  với vai trò đồng nghiệp tôi rất bất bình và có lỗi với học sinh còn phương diện phụ huynh thì vô cùng phẫn nộ trước hành động này. Người giáo viên cần làm gương cho học sinh".

Trước đó, vào tháng 10/2018, ông Phạm Quốc Đạt, giáo viên Trường THPT Võ Trường Toản cho học sinh lớp 11 đóng một số cảnh trong trích đoạn tác phẩm Số đỏ, Bỉ vỏ, Quan Âm Thị Kính.

Đến tháng 1/2019, ông Quốc Đạt bị kỉ luật cảnh cáo và điều chuyển sang làm công tác văn thư trong thời gian 12 tháng.

Về vấn đề "cảnh nóng", ông Đạt thừa nhận mình cũng có sai sót khi chưa kiểm duyệt trước việc phân vai, đóng cảnh của học sinh. "Tôi sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân về việc chưa kiểm duyệt trước các phân cảnh mà học trò đóng, chỉ duyệt qua văn bản vì học trò muốn tạo sự bất ngờ.

Trong buổi học hôm đó, tôi đã kiểm tra rất kĩ lúc học sinh tái hiện các cảnh này bằng chiếu bóng, học sinh đứng sau tấm màn và diễn tả hành động nhờ hiệu ứng. Sau tấm màn, tôi có thể khẳng định các em hoàn toàn trong sáng, không có đụng chạm xác thịt, nên quyết định kỉ luật như vậy là quá nặng với tôi", ông Đạt phân trần.


chọn
IDJ báo lãi quý I nhờ dự án Mũi Né, sẽ hạn chế làm dự án mới và giảm vay nợ tài chính
Quý I/2024, IDJ lãi sau thuế hơn 15 tỷ đồng với doanh thu chủ yếu đến từ dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né. Trong giai đoạn tới, doanh nghiệp cho biết sẽ hạn chế phát triển các dự án bất động sản mới và đẩy tỷ trọng vay ngân hàng, vay trái phiếu xuống mức rất thấp.