Chủ thẻ VIB mất 30 triệu trong tài khoản, VIB còn đòi lãi 88 triệu đồng?

Được Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) mời mở thẻ tín dụng VIB, ông Chương đã mở thẻ visa mang tên ông (thẻ chính) và một thẻ phụ mang tên con gái ông, với mục đích chu cấp tiền cho con gái trong quá trình du học tại Mỹ. Nhưng khi thẻ bị mất hơn 30 triệu đồng, ngân hàng không những bỏ mặc khách hàng phải chịu thiệt hại, mà còn đòi truy đến cùng tiền gốc và lãi phát sinh là gần 100 triệu đồng.

Theo phản ánh của ông Phan Diệu Chương (Dịch Vọng, Hà Nội), sau khi được Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) mời mở thẻ tín dụng VIB, ông đã mở thẻ visa mang tên ông (thẻ chính) và một thẻ phụ mang tên con gái ông là chị Phan Lê Hằng Giang với mục đích chu cấp tiền cho con gái ông trong quá trình du học tại Mỹ.

Thông tin trên báo Người Lao Động, sáng ngày 16/8, ông Chương cho biết trong quá trình sử dụng thẻ visa của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), ông nhận được sao kê thông báo thẻ phụ của ông (mở cho con gái du học tại Mỹ) thực hiện 3 giao dịch có tổng giá trị 1.526,14 USD vào ngày 9/10/2014. Các giao dịch này không nhận được thông báo bằng tin nhắn đến điện thoại như thường lệ.

Bỗng dưng mất hơn 1.500 USD trong tài khoản, ông Phan Diệu Chương lập tức khiếu nại đến VIB thì được ngân hàng cung cấp các giấy tờ chứng nhận giao dịch. Nhưng ông Chương khẳng định chữ ký của chủ thẻ VIB đã thực hiện 3 giao dịch nói trên là giả mạo, hoàn toàn khác chữ ký mẫu trong thẻ và hợp đồng mở thẻ của mình và thẻ phụ của con gái.

tin nhap 20160816220608
Thẻ phụ của ông P.D.C. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Bản thân chị Phan Lê Hằng Giang cũng khẳng định mình chưa từng làm mất, cũng như chưa từng cho ai mượn thẻ. Thời điểm giao dịch diễn ra cũng là 1h sáng (giờ địa phương), đó là thời điểm chị Giang đang ở trong ký túc xá và không thể ra ngoài. Hơn nữa, địa điểm diễn ra giao dịch kể trên cũng cách xa ký túc xá khoảng 150 km.

Tuy nhiên, trong các buổi làm việc, ông Phan Diệu Chương cho biết phía ngân hàng VIB khẳng định chưa có căn cứ để khẳng định các giao dịch trên là từ thẻ giả nên không chấp nhận giải quyết khiếu nại về quyền lợi theo đề nghị của ông Chương..

Sau 3 lần làm việc với ngân hàng vào cuối năm 2015, ông Phan Diệu Chương chưa rõ số tiền bị rút khỏi tài khoản sẽ được giải quyết ra sao và từ chối thanh toán số tiền gốc và lãi hàng tháng với số tiền hơn 8 triệu đồng. Sau gần 2 năm, lãi mẹ đẻ lãi con khiến số tiền lãi mà ông Chương phải chịu đã lên đến 88 triệu đồng (bản sao kê tháng 7/2016).

Ông Phan Diệu Chương cho rằng, việc ngân hàng giải quyết như vậy là không thể chấp nhận được khi cả chủ thẻ chính và phụ đều không hề chi tiêu.

“Thẻ này là thẻ tín chấp, tôi dùng uy tín của tôi, do VIB mời mở thẻ. Với cách giải quyết như vậy có nghĩa là ngân hàng đã đẩy rủi ro về phía khách hàng và không có trách nhiệm trong việc giải quyết rủi ro đó. Do vậy tôi không chấp nhận phải thanh toán số tiền cả gốc và lãi phát sinh,” ông Chương nói.

tin nhap 20160816220608
Chữ ký mẫu in trên thẻ của khách hàng
tin nhap 20160816220608
Một trong ba tờ hóa đơn mua hàng với chữ ký giả, hoàn toàn khác xa so với chữ ký mẫu.

Không những thế, trong thời gian giải quyết tranh chấp, tất cả các thẻ tín dụng ông Chương đã mở của các ngân hàng khác đều bị khóa với lý do có nợ xấu và hiện nay, ông Chương không thể mở thẻ tín dụng tại bất kỳ ngân hàng nào.

Ông Chương cũng cho biết phía VIB không cảnh báo về việc phải trả lãi cho khoản tiền 1.526,14 USD mà ông cho là bị đánh cắp từ năm 2014.

Trao đổi với Infonet, ông Trần Ngọc Giang, đại diện khối Truyền thông VIB cho biết, dựa trên chứng từ giao dịch, VIB chưa có căn cứ xác nhận các giao dịch trên là từ thẻ giả, nên VIB không có trách nhiệm trong việc này. Để chứng minh VIB không có trách nhiệm, ông Giang đã dẫn chứng một loạt các quy định chứng minh việc khách hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro.

“Chiểu theo quy định trong tra soát của MasterCard thì các giao dịch này sẽ không được hoàn trả cho khách hàng. Đây là các giao dịch mua hàng trực tiếp (Card Present) tại thị trường Mỹ và theo quy định trong tra soát hiện nay có một số điều quy định riêng cho các giao dịch phát sinh tại Mỹ có tính chất ưu tiên hơn cho Mỹ. Cụ thể như sau: Tại thị trường Mỹ, hiện tại chưa bị ràng buộc về quy định chuyển giao Chip – Từ do vậy, các giao dịch tại Mỹ vẫn được bảo vệ với các giao dịch từ, mặc dù thẻ chi tiêu là thẻ Chip trong trường hợp Merchant cung cấp được các chứng từ hợp lệ trong tra soát. Trong trường hợp này, họ đã cung cấp được hóa đơn bán hàng có chữ ký, như vậy đã thỏa mãn điều kiện trong tra soát,” ông Trần Ngọc Giang khẳng định.

Điều kỳ lạ ở chỗ, mặc dù VIB khẳng định không thể khẳng định giao dịch đó là thẻ giả, nhưng chính giao dịch này lại để lộ ra lỗ hổng chết người trong hệ thống bảo mật của ngân hàng. Theo Giám đốc khối bán lẻ của một ngân hàng TMCP, về nguyên tắc, bất kỳ một giao dịch nào của thẻ phụ, chủ thẻ chính cần phải nhận được tin nhắn thông báo từ ngân hàng, chỉ khi chủ thẻ chính xác nhận đồng ý, giao dịch mới được thực hiện. Tuy nhiên, ông Phan Diệu Chương khẳng định không hề nhận được tin nhắn nào từ VIB cho 3 giao dịch trên. Phía ngân hàng VIB cũng không cung cấp được bằng chứng đã gửi tin nhắn cho khách hàng.

Trong khi đó, bà Lê Việt Thu vẫn một mực khẳng định: “Theo quy trình, khi có giao dịch cần tra soát, khách hàng vẫn phải có trách nhiệm thanh toán khoản chi này cùng lãi phát sinh. Nếu tra soát thành công, VIB sẽ hoàn trả số tiền đó cho khách hàng. Nhưng trong thời gian chờ tra soát để có kết quả cuối cùng, khách hàng vẫn phải có trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng”.

Đó cũng là câu trả lời mà ông Chương nhận được sau 3 lần khiếu nại với ngân hàng từ đó đến nay. Tuy nhiên, khi được hỏi đến khi nào tra soát và khi nào có kết quả tra soát thì bà Thu cho biết “chưa thể trả lời”.

“Kể từ sau cuộc gặp giữa hai bên hồi tháng 12/2015 đến nay, phía VIB đã 2 lần gọi điện cho tôi nhưng họ vẫn một mực yêu cầu tôi phải trả hết cả gốc lẫn lãi. Hiện nay, VIB vẫn thông báo dư nợ cả gốc lẫn lãi từ giao dịch này lên đến gần 100 triệu đồng,” ông Phan Diệu Chương nói.

Cũng theo ông Chương, tại buổi gặp này, ông đã chịu xuống nước khi chấp nhận thanh toán 50% tổng giá trị các giao dịch cần tra soát, tuy nhiên, phía VIB vẫn không chấp nhận và buộc ông phải thanh toán toàn bộ số tiền gốc và lãi phát sinh.

Trao đổi với PV, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO, Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng khẳng định, trong trường hợp này, ông Phan Diệu Chương hoàn toàn có quyền từ chối đòi hỏi thanh toán từ phía VIB.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm CLB Pháp chế ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), cũng cho rằng cách giải quyết của VIB là không hợp lý.

Xem thêm: Tin tức thời sự doanh nghiệp quản trị

Theo nguyên tắc, khi 2 bên có tranh chấp chưa phân định rõ đúng/sai thì việc yêu cầu khách hàng vẫn phải thanh toán trong thời gian tra soát giao dịch là không thỏa đáng. Trong trường hợp này, lỗi có thể ở 1 trong 3 bên là đơn vị chấp nhận thẻ, ngân hàng (có thể nghi ngờ lỗi do bảo mật của ngân hàng) và khách hàng nên đẩy mọi rủi ro cho ông Chương là không hợp lý.

“Ngay cả khi kết quả tra soát cho thấy lỗi thuộc về khách hàng thì một ngân hàng khôn ngoan cũng nên thực hiện giảm lãi cho khách hàng chứ đừng nói chỉ có truy thu.

Trên thực tế, ngân hàng nào cũng hô hào chăm sóc khách hàng, hướng đến khách hàng... nhưng sau những vụ việc cụ thể như thế này mới biết rõ nhà băng nào thực sự tôn trọng, quan tâm đến "Thượng đế”" - luật sư Trương Thanh Đức nói.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.